Kiến nghị xử lý hình sự chủ đầu tư huy động vốn nhưng không xây nhà mà sử dụng vào mục đích khác.
Nhiều quy định không cần thiết
Cũng theo ông Lịch, nhiều quy định trong Luật Nhà ở quá chi tiết, không cần thiết như việc khống chế chiều cao, bề ngang của nhà liên kế hoặc chiều cao của nhà ở xã hội (không quá sáu tầng). “Nên để chính quyền địa phương tự quy định tùy theo chiến lược phát triển nhà ở, quỹ đất, quy hoạch đô thị và giá trị sử dụng đất” - ông Lịch nói.
Nhận xét về Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản, ông Lê Chí Hiếu, Chủ tịch HĐQT Công ty Phát triển Nhà Thủ Đức, cho rằng Nhà nước chỉ muốn quản lý cho chặt chứ không nhằm phục vụ cho sự phát triển. “Càng xuống bên dưới luật càng phức tạp. Chẳng hạn về cấp phép xây dựng, lúc trước trong khu đô thị chỉ cần có mẫu nhà là xong nhưng giờ phải xin phép và phải có giấy phép cho nguyên lô, nguyên dãy. Với nhiều quy định của luật hiện nay, doanh nghiệp bất động sản không biết đâu mà lần” - ông Hiếu nói.
Kiến nghị bỏ khung giá đất
Về bảng giá đất, nhiều đại biểu nêu thực tế đang diễn ra tại TP.HCM: “Hằng năm, UBND TP và 24 quận, huyện phải tốn rất nhiều thời gian, tiền bạc để xây dựng bảng giá đất. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành thì chỉ áp dụng cho mục đích tính thuế trước bạ”.
Các đại biểu chỉ rõ vướng mắc lớn nhất hiện nay là giá đất để tính tiền sử dụng đất. Theo quy định, việc thu tiền sử dụng đất phải sát giá thị trường trong điều kiện bình thường. Tuy nhiên, cụm từ “sát giá thị trường trong điều kiện bình thường” không được quy định rõ nên cả cơ quan nhà nước lẫn doanh nghiệp đều lúng túng.
Ông Nguyễn Đình Tấn, Cục trưởng Cục Thuế TP, đánh giá việc thu tiền sử dụng đất hiện nay rất ách tắc. Luật quy định phải tính giá đất sát theo giá thị trường. Tuy nhiên, khung giá đất của TP được Chính phủ quy định cao nhất lại không quá 81 triệu đồng/m2, trong khi giá thị trường nhiều khu vực của TP hiện nay đã cao gấp nhiều lần khung giá quy định.
Theo ông Tấn, việc doanh nghiệp đầu tư một dự án kéo dài 5-10 năm là bình thường. Trong khi đó, thời điểm xác định giá đất khác nhau rất nhiều qua các nghị định (Nghị định 38/2005 quy định thời điểm xác định giá đất được tính khi doanh nghiệp nộp hồ sơ. Tới Nghị định 98/2007 xác định là thời điểm có quyết định giao đất. Nghị định 120/2010 lại quy định đóng theo giá thị trường trong điều kiện bình thường…). Từ đó, lãnh đạo Cục Thuế TP kiến nghị cần nhanh chóng bỏ khung giá đất, đồng thời giao UBND TP xây dựng bảng giá đất phù hợp và phải ổn định ít nhất trong năm năm.
Sớm sửa luật để bất động sản “chuyển động”
Ông Nguyễn Thành Tài, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP, phát biểu: “Nếu lần này chỉ sửa Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản là chưa ổn khi mà các luật liên quan không đồng bộ, chồng chéo. Luật Đất đai, Quy hoạch, Xây dựng cũng rối như tơ vò…” - ông Tài nói.
Nhiều ý kiến cũng cho rằng không chỉ sửa hai luật này mà còn phải sửa nhiều luật có liên quan như Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu… để tránh sự chồng chéo, thiếu đồng bộ và mâu thuẫn như hiện nay.
Gút lại buổi làm việc, ông Huỳnh Thành Lập, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM, cho biết sẽ ghi nhận đầy đủ các ý kiến trên để việc soạn thảo sửa đổi hai luật này sẽ hoàn chỉnh hơn.
Quyền lợi người dân bị xâm phạm Người dân mua nhà luôn chịu thiệt. Vấn đề chính là luật làm sao ngăn ngừa tình trạng chủ đầu tư thiếu năng lực khi triển khai dự án. Nhiều chủ đầu tư xí phần, đầu cơ trục lợi không triển khai dự án dẫn đến lãng phí quỹ đất, tạo nguồn cung ảo, lệch cầu. Đại biểu LÊ ĐÔNG PHONG Nên coi tiền sử dụng đất như một sắc thuế Tại sao có thuế sử dụng đất nông nghiệp mà không có thuế sử dụng đất ở? Biến tiền sử dụng đất trở thành một sắc thuế thì không phải huy động cả bộ máy để tiến hành xây dựng bảng giá đất hằng năm như hiện nay. Ông LÊ HOÀNG CHÂU, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM Gói 30.000 tỉ đồng vẫn tắc Đến nay, gói 30.000 tỉ đồng có 66 khách hàng ký kết hợp đồng. Như vậy là thấp. Ông TRẦN TRỌNG TUẤN, Giám đốc Sở Xây dựng TP Cách thu thiếu tính bền vững Nếu vẫn giữ cách thu tiền sử dụng đất theo diện tích đất và thu một lần như hiện nay thì đến một lúc nào đó sẽ không còn gì để thu nữa. Cách thu như vậy là thiếu tính bền vững. Bà NGUYỄN THỊ CẨM VÂN,Trưởng phòng Kế hoạch, Sở TN&MT |
VIỆT HOA - BÙI NHƠN
Theo PL TPHCM
Các bản tin khác
- WB ủng hộ triển khai dự án di dời ga đường sắt Đà Nẵng
- Sớm chốt phương án triển khai di dời ga đường sắt
- Đà Nẵng định xây hầm vượt sông Hàn hơn 4000 tỷ theo hợp đồng BT
- Nhà đầu tư săn lùng đất nền Nam Hòa Xuân
- Đà Nẵng: Xuất hiện cơn sốt đất nền Khu đô thị sinh thái Nam Hòa Xuân
- Việt kiều mua nhà cần giấy tờ gì?
- Mua nhà được cam kết lợi nhuận: Hợp đồng phải chặt
- Vì sao người nước ngoài vẫn ngại mua nhà tại Việt Nam?
- Sốt dự án đô thị sinh thái tại Đà Nẵng
- Đà Nẵng sắp xây hầm 4.000 tỷ qua sông Hàn
- Nhiều đại gia ngoài ngành bất ngờ lấn sân sang bất động sản
- Nhiều kẽ hở khiến người mua nhà thua thiệt
- Ô tô nhỏ sắp tràn vào VN
- Người mua nhà chịu thiệt vì nhiều “lỗ hổng” pháp luật
- Gần 230 tỷ đồng đầu tư xây dựng Nút giao khác mức Điện Biên Phủ - Nguyễn Tri Phương
- Môi giới bất động sản chuẩn bị dồn về Đà Nẵng
- Đua nhau làm dự án đổi lấy đất
- Loạt thương vụ chuyển nhượng cao ốc đốt nóng thị trường năm 2016
- Việt kiều đổ vốn vào bất động sản nghỉ dưỡng
- Căn hộ nghỉ dưỡng F.Home chào sàn Sài Gòn