Theo hướng dẫn mới đây của Bộ Xây dựng, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, đổi nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở, không phân biệt trong dự án phát triển nhà ở hay tại các khu dân cư hiện hữu.

Ảnh minh họa
Văn bản của Bộ Xây dựng gửi UBND các tỉnh, thành phố hướng dẫn thống nhất thực hiện chính sách, pháp luật về nhà ở, đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài tại Việt Nam, ghi rõ, khi thực hiện công chứng hoặc chứng thực các giao dịch về nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài tại Việt Nam thì không yêu cầu phải có hộ khẩu thường trú và chứng minh thư nhân dân mà chỉ cần có hộ chiếu Việt Nam hoặc hộ chiếu nước ngoài kèm theo giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam hoặc giấy xác nhận gốc Việt Nam và các giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo đúng quy định tại Điều 66 và Điều 67 của Nghị định số 71/2010/NĐ-CP.
Khi làm thủ tục công chứng, chứng thực hợp đồng và khi cấp giấy chứng nhận đối với nhà ở thì không bắt buộc người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải đáp ứng điều kiện cư trú thực tế tại Việt Nam từ 3 tháng trở lên mà chỉ cần có các giấy tờ của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài được cư trú tại Việt Nam từ 3 tháng trở lên là đủ điều kiện được mua và sở hữu nhà ở theo đúng quy định tại Khoản 1 Điều 19 của Thông tư số 16/2010/TT-BXD của Bộ Xây dựng.
Theo Bộ Xây dựng, đề nghị thống nhất thực hiện quy định về điều kiện cư trú 3 tháng cũng được hiểu là 90 ngày (theo quy định tại Điều 151 của Bộ Luật dân sự) mà cơ quan xuất nhập cảnh đóng dấu ghi vào hộ chiếu khi người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam.
Theo quy định tại Điều 66 của Nghị định số 71/2010/NĐ-CP thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, đổi nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở, không phân biệt trong dự án phát triển nhà ở hay tại các khu dân cư hiện hữu. Người Việt Nam ở nước ngoài cũng được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án phát triển nhà ở của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản tại khu vực được phép chia lô bán nền để tự xây dựng nhà ở.
Đây được coi là hướng dẫn “mở đường” trong khi thời gian qua, thực hiện chính sách, pháp luật về sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài tại Việt Nam, một số địa phương khi thực hiện thủ tục công chứng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho kiều bào vẫn còn hiểu và thực hiện chưa thống nhất, chưa đúng quy định của Luật số 34/2009/QH12, Nghị định số 71/2010/NĐ-CP và Thông tư số 16/2010/TT-BXD nên đã gây nhiều khó khăn cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi về Việt Nam mua và sở hữu nhà ở.
H.Thủy
Các bản tin khác
- Vingroup muốn đầu tư ga Đà Nẵng
- Quỹ Đầu tư phát triển TP Đà Nẵng tiếp tục hạ lãi suất
- Đường Vương Thừa Vũ: Bỏ hoang, dở dang đến bao giờ?
- Thận trọng với sông Hàn
- Đến lượt phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng khởi sắc
- Lấn cấn với căn hộ áp mái
- Gỡ "nút thắt" gói tín dụng hỗ trợ nhà ở cho người nghèo
- Ngân hàng sẽ rộng tay cho vay
- Mua nhà, trồng cây, xây ao thả cá: Ai cũng nên mơ một lần!
- Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng: Thị trường phục hồi do đầu cơ là không đúng
- Ngày 25-8: Khởi công phố chuyên doanh đường Lê Duẩn (đoạn Ông Ích Khiêm - Điện Biên Phủ)
- Căn cứ áp dụng Luật Nhà ở khi chưa có văn bản hướng dẫn thi hành
- Giữ bản sắc đô thị qua quy hoạch
- Bất động sản hút kiều hối
- Kỳ họp thứ 14 HĐND khoá VIII: “nóng” những vấn đề người dân bức xúc
- Tờ rơi bán nhà và chuyện mất thời gian với những “bánh vẽ”
- Bà Nà Hills đoạt giải thưởng "Điểm tham quan du lịch hàng đầu Việt Nam"
- Mỗi người được sở hữu bao nhiêu bất động sản?
- Sky Han River: Viên ngọc bên dòng sông Hàn
- Giải quyết dứt điểm việc giải phóng mặt bằng dự án Trung tâm thương mại chợ Cồn