Theo hướng dẫn mới đây của Bộ Xây dựng, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, đổi nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở, không phân biệt trong dự án phát triển nhà ở hay tại các khu dân cư hiện hữu.
Ảnh minh họa
Văn bản của Bộ Xây dựng gửi UBND các tỉnh, thành phố hướng dẫn thống nhất thực hiện chính sách, pháp luật về nhà ở, đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài tại Việt Nam, ghi rõ, khi thực hiện công chứng hoặc chứng thực các giao dịch về nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài tại Việt Nam thì không yêu cầu phải có hộ khẩu thường trú và chứng minh thư nhân dân mà chỉ cần có hộ chiếu Việt Nam hoặc hộ chiếu nước ngoài kèm theo giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam hoặc giấy xác nhận gốc Việt Nam và các giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo đúng quy định tại Điều 66 và Điều 67 của Nghị định số 71/2010/NĐ-CP.
Khi làm thủ tục công chứng, chứng thực hợp đồng và khi cấp giấy chứng nhận đối với nhà ở thì không bắt buộc người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải đáp ứng điều kiện cư trú thực tế tại Việt Nam từ 3 tháng trở lên mà chỉ cần có các giấy tờ của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài được cư trú tại Việt Nam từ 3 tháng trở lên là đủ điều kiện được mua và sở hữu nhà ở theo đúng quy định tại Khoản 1 Điều 19 của Thông tư số 16/2010/TT-BXD của Bộ Xây dựng.
Theo Bộ Xây dựng, đề nghị thống nhất thực hiện quy định về điều kiện cư trú 3 tháng cũng được hiểu là 90 ngày (theo quy định tại Điều 151 của Bộ Luật dân sự) mà cơ quan xuất nhập cảnh đóng dấu ghi vào hộ chiếu khi người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam.
Theo quy định tại Điều 66 của Nghị định số 71/2010/NĐ-CP thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, đổi nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở, không phân biệt trong dự án phát triển nhà ở hay tại các khu dân cư hiện hữu. Người Việt Nam ở nước ngoài cũng được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án phát triển nhà ở của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản tại khu vực được phép chia lô bán nền để tự xây dựng nhà ở.
Đây được coi là hướng dẫn “mở đường” trong khi thời gian qua, thực hiện chính sách, pháp luật về sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài tại Việt Nam, một số địa phương khi thực hiện thủ tục công chứng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho kiều bào vẫn còn hiểu và thực hiện chưa thống nhất, chưa đúng quy định của Luật số 34/2009/QH12, Nghị định số 71/2010/NĐ-CP và Thông tư số 16/2010/TT-BXD nên đã gây nhiều khó khăn cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi về Việt Nam mua và sở hữu nhà ở.
H.Thủy
Các bản tin khác
- Thị trường nhà ở phát triển lệch pha
- Về một thành phố ven sông Cổ Cò
- Nhà đầu tư condotel đối mặt với nhiều rủi ro
- Bán thí điểm 330 căn hộ nhà ở xã hội thuộc khu dân cư Phong Bắc
- Áp dụng mức lãi suất 4,8% khi vay mua nhà ở xã hội
- Golden Hills hấp dẫn từ quy hoạch
- Thận trọng với sốt đất
- Doanh nghiệp Hoa Kỳ tìm kiếm cơ hội đầu tư vào bất động sản Đà Nẵng
- Ngôi nhà tuyệt đẹp ở Đà Nẵng được báo nước ngoài ca ngợi
- Nhiều bất ngờ, thú vị về "Huyền thoại những cây cầu"
- Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 4
- BIDV tung 20.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi
- Đô thị biển - hướng mở cho không gian du lịch Đà Nẵng
- “Bỏng tay” với đất biển Đà Nẵng
- Giao dịch bất động sản vẫn sôi động trước chính sách thắt chặt vốn vay
- Khánh thành tuyến đường Nguyễn Tất Thành nối dài
- Quảng Nam-Đà Nẵng: Phối hợp quy hoạch, khai thác sông Cổ Cò, xúc tiến dự án Làng Đại học Đà Nẵng
- Cải thiện giao thông, phát triển đô thị
- Thị trường bất động sản Đà Nẵng: Câu chuyện về sự phát triển bền vững
- Dấu ấn đô thị