Chính quyền sẽ hỗ trợ xây dựng hạ tầng cơ bản cho những khu đất đã được quy hoạch nhưng chưa sử dụng ngay hoặc đất chưa có quy hoạch nhưng không còn khả năng sản xuất nông nghiệp… và cho phép người dân xây dựng tạm để ở.
Phải chấp nhận “méo mó”
Những lo ngại trên là dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu thống nhất một số quan điểm sau đây, chúng ta sẽ thấy vấn đề đơn giản hơn:
Thứ nhất, trong quá trình công nghiệp hóa, việc di dân từ nông thôn vào các đô thị là tất yếu. Nói cách khác công nghiệp hóa, đô thị hóa chẳng qua cũng là để đón dân từ nông thôn nhập cư vào đô thị và nâng cao năng suất lao động của họ, tạo nên sự phát triển của quốc gia. Khi đất nước đã phát triển thì sẽ có 80%-90% dân số sống ở đô thị.
Thứ hai, TP.HCM là một đô thị cực lớn. Đô thị cực lớn không chỉ rộng về diện tích, đông về dân số mà còn đa dạng về hình thái kiến trúc, cảnh quan. Điều này khác với một số đô thị vừa và nhỏ có mục tiêu nhất định về kinh tế và kiến trúc cảnh quan (như thành phố du lịch, thành phố sinh thái, thành phố khoa học…). Trong đô thị cực lớn này sẽ có những khu vực được quản lý nghiêm ngặt về quy hoạch - kiến trúc, đồng thời cũng bố trí những nơi ở tạm “méo mó” cho người nghèo.
Thứ ba, đối với người nghèo, phải chấp nhận “méo mó, có hơn không”. Tôi đã từng chứng kiến “ngôi nhà” tạm của một người nhập cư từ ĐBSCL chỉ có 2 m2 (hai mét vuông!), bên trong chỉ vỏn vẹn một cái giường cho vợ chồng, con cái. Chúng ta lo cho bộ mặt đô thị và lo cho đời sống người dân nên không cho phép xây dựng căn hộ nhỏ hơn 30 m2, nền nhà không nhỏ hơn 40 m2. Những người nghèo không đủ tiền lo bữa ăn hằng ngày, làm sao mua nổi những chỗ ở dù là tối thiểu như vậy. Không được xây nhà đủ tiêu chuẩn thì họ đành phải tá túc đâu đó. Thực tế chính thị trường đã cưu mang những người này. Dân nội thành thì cơi nới, ngăn phòng để cho thuê, dân ngoại thành thì xây những căn nhà không theo bất kỳ tiêu chuẩn nào để đáp ứng nhu cầu ở của sinh viên, công nhân và dân nhập cư. Hầu như chính quyền đã không quản lý hiện tượng này trong nhiều năm.
Thứ tư, “nhà ở là một quá trình” (tiếng Anh viết là housing), có nghĩa là việc có nhà của một người là một quá trình. Đó là quá trình tích lũy tiền nong để mua hoặc quá trình chuyển từ chỗ ở nhỏ lên chỗ ở lớn hoặc quá trình xây dựng từ nhà tạm đến nhà kiên cố… Giải pháp khu ở tạm trong quá trình nhà ở có thể phải tồn tại khá lâu, cho đến khi kết thúc quá trình công nghiệp hóa, tức là kết thúc quá trình di dân vào đô thị. Do đó đối với mỗi người dân thì “tạm” nhưng đối với Nhà nước, giải pháp tạo quỹ đất giá rẻ để lo cho người nghèo thì không “tạm”.
Thứ năm, các khu ở “méo mó” là một giải pháp mạo hiểm đối với mục tiêu phát triển ổn định bền vững của TP. Giống như nghệ sĩ xiếc đi trên dây cần kiểm soát được sự cân bằng, chính quyền phải kiểm soát được sự ra đời, tồn tại và kết thúc của các dự án này.
Dân sẽ tích cực tham gia
Tình trạng xây dựng nhà không phép vừa qua cho thấy đất ở giá rẻ đang là nhu cầu khá bức xúc của nhiều người dân. Vài mươi năm trước (vào những năm 1994-1995), TP chỉ mới có quy hoạch chung nhưng do nhu cầu về xây dựng nhà ở của nhân dân rất lớn nên UBND TP đã cho phép người dân được lập và thực hiện các dự án phát triển nhà ở nhỏ. TP yêu cầu bản quy hoạch chi tiết phân lô phải được Kiến trúc sư trưởng TP phê duyệt và phải xây dựng xong hạ tầng cơ bản (giao thông, thoát nước, cấp nước) mới được xây dựng nhà. Tuy nhiên, các cơ quan quản lý đã không kiểm soát được quá trình thực hiện, để xảy ra tình trạng nhiều chủ đất thuê người lập quy hoạch rồi bán nền (nên gọi đây là phương thức “phân lô bán nền”). Do có nhiều khiếm khuyết, phương thức này đã bị phê phán và buộc phải chấm dứt thực hiện. Dù vậy, hàng ngàn dự án nhỏ này cũng đã đáp ứng được phần nào nhu cầu nhà ở vào thời điểm đó.
Ngày nay tình hình đã khác hẳn. Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị đã được ban hành. Quy hoạch chi tiết cũng đã được phủ kín hầu khắp các khu vực đô thị hóa. Lực lượng kiểm soát xây dựng đã được tăng cường vượt bậc (riêng thanh tra xây dựng có biên chế hàng ngàn người, so với bảy người vào thời kỳ đó). Những điều kiện đó có thể giúp chính quyền nắm chắc quỹ đất, điều khiển được việc sử dụng đất. TP cũng có trong tay quỹ đất công (quyền sử dụng đất trong tay Nhà nước), có ngân quỹ chăm sóc người nghèo. Hơn nữa, đối với đất còn trong tay dân, Nhà nước chỉ cần đưa ra phương thức hợp lý thì nhiều người dân sẽ tham gia vào chương trình tạo quỹ đất giá rẻ này.
TS-KTS VÕ KIM CƯƠNG, nguyên Phó Kiến trúc sư trưởng TP
Theo Báo PLTPHCM
Các bản tin khác
- Thị trường nhà ở sẽ tiếp tục tăng trưởng
- Đà Nẵng sẽ đầu tư thêm một số khu đô thị mới
- Thị trường đất nền: Miếng bánh có còn ngon?
- Những số liệu thống kê thú vị về thị trường bất động sản nửa đầu 2017
- Tháng 11 sẽ khởi công dự án Công viên phần mềm số 2
- Mở bán đất nền biệt thự ven sông Cổ Cò
- Nhà đầu tư Đà Nẵng đang làm giàu từ đâu?
- Nhận đất xây nhà tại Nam Đà Nẵng với 150 triệu đồng
- Sau khai trương, sản phẩm của Cocobay Đà Nẵng thêm hút khách
- Sun River City - "mới không cần phải khác biệt"
- Trao sổ đỏ đợt đầu cho cư dân mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu Nhà nước
- Quy định quản lý nguồn đất rẻo sau chỉnh trang đô thị
- Có gì ở Sun World khiến du khách “mê” đến thế?
- Cấp quyền sử dụng từ chương trình bán thí điểm nhà chung cư
- Phải nêu tên dự án nhà ở tại Tp.HCM cấm người nước ngoài mua
- Hơn 605 tỷ đồng đầu tư dự án Khu đô thị xanh Bàu Tràm Lakeside
- Sun River City – làn gió mới trên thị trường bất động sản Đà Nẵng
- Đầu tư sinh lợi với dự án Coco Skyline Resort tại Đà Nẵng
- Nguồn cung lớn, chủ đầu tư địa ốc ra “chiêu độc” bán hàng
- Kêu gọi đầu tư Công viên Văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn