Gần đây, không ít đối tượng đã dùng các “chiêu trò” thay đổi nội dung trong hợp đồng uỷ quyền, “giả” làm khách hỏi mua nhà, đất đòi chủ nhà cho xem giấy chứng nhận bản chính,… rồi tìm cách làm giấy giả giống y như thật nhằm thực hiện hành vi lừa đảo.
Bên cạnh các đối tượng giả làm người mua nhà, không ít đối tượng còn giả làm chủ nhà, hoặc nhờ người “đóng thế” làm vợ, hoặc chồng để ký các giấy tờ công chứng khi thực hiện việc mua bán. Theo kinh nghiệm của ông Nguyễn Văn Thắng - công chứng viên (CCV) một văn phòng công chứng ở quận Hoàn Kiếm thì người mua nhà nên đến tận nơi để vừa thấy tận mắt tài sản, vừa xác minh được người giao dịch với mình có phải là chủ thật sự hay không. Bằng kinh nghiệm nghề nghiệp, CCV đã ngăn chặn được một số vụ làm giấy tờ giả, giúp người mua giao dịch được an toàn. Thậm chí, người mua có thể đến bất chợt để xem người đang ở trong nhà đó có phải là chủ thật hay không. Người mua có thể thăm dò thái độ, hỏi lại họ có muốn bán nhà không… bởi đã có trường hợp chồng lấy giấy chứng nhận rồi giấu vợ đem bán và để qua mặt CCV thì chồng thuê người khác đóng giả làm “vợ” để ký và làm các thủ tục có liên quan.
Thậm chí, theo một số văn phòng công chứng, ngay cả hợp đồng ủy quyền cũng có thể bị làm giả. Không ít trường hợp người cho vay tiền đang giữ bản chính giấy chủ quyền nhà, đất của người vay nên họ đã làm giả hợp đồng ủy quyền để bán nhà, đất của người vay. Thậm chí, có trường hợp người này chỉ ủy quyền cho người kia được thế chấp nhà nhưng người được ủy quyền đã tự chỉnh sửa, thêm thắt vào hợp đồng nội dung “được quyền bán nhà” hòng chiếm đoạt số tiền bán nhà.
Cần kểm tra thông tin chính xác
Ngày 10-9 vừa qua, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao TP.HCM đã tuyên án Dương Ngọc Phượng, ở Bình Dương 18 năm tù về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, cùng một số đối tượng khác có liên quan. Theo bản án sơ thẩm, từ tháng 10-2007 đến tháng 9-2009, Phượng cho một số cá nhân vay tiền hoặc nhận làm dịch vụ giấy tờ nhà đất để giữ giấy tờ nhà. Sau đó, Phượng lừa người vay tiền ký tên, lăn tay vào giấy vay nợ nhưng thật ra là hợp đồng mua bán nhà. Tiếp đó, Phượng nhờ người đóng giả chủ nhà đến Phòng công chứng ký hợp đồng bán nhà. Tổng cộng Phượng đã làm giả trót lọt 6 bộ hồ sơ bán nhà của những người vay tiền rồi dùng giấy tờ của những căn nhà trên thế chấp vay tiền ngân hàng, chiếm đoạt hơn 4 tỉ đồng.
Trước đó, Phòng CSĐT tội phạm về TTXH Công an TP.HCM đã có quyết định khởi tố bị can, ra quyết định truy nã đối với Nguyễn Anh Kiệt, ở quận Phú Nhuận về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức. Theo hồ sơ, ông N.Q.V, ở quận Gò Vấp quen biết với Kiệt và bày tỏ ý định muốn tìm mua nhà. Sau khi giới thiệu cho ông V một căn nhà ở phường 9, quận Phú Nhuận và cho biết đó là căn nhà của vợ chồng người em gái Kiệt, các bên đã thống nhất và đến văn phòng công chứng để làm thủ tục mua bán. Tại đây, sau khi xem xét giấy tờ nhà đất, nhân thân…, công chứng viên đã công chứng vào hợp đồng mua bán nhà của hai bên. Cầm các giấy tờ nhà, hợp đồng đã qua công chứng, ông V đã giao đủ cho Kiệt cùng vợ chồng “người em gái” 500 triệu đồng.
Sau đó, ông V. mang hồ sơ mua bán căn nhà cùng các giấy tờ có liên quan đến Phòng TN-MT quận Phú Nhuận làm thủ tục sang tên. Tại đây, cán bộ cho ông Việt biết giấy tờ chủ quyền nhà có dấu hiệu làm giả nên lập biên bản giữ số giấy tờ trên. Hơn 1 tháng sau, ông V giật mình khi Phòng Kỹ thuật hình sự Công an TP.HCM kết luận hồ sơ giấy tờ nhà mà ông V mang đi đăng ký gồm sổ hồng, trích sao trước bạ, quyết định đổi số nhà đều là giả mạo. Quay trở lại căn nhà anh đã mua, ông V càng bất ngờ hơn khi thấy vợ chồng người chủ thực sự của căn nhà không phải là “người em gái” của Kiệt. Lúc này, ông V mới biết mình bị lừa và báo cơ quan chức năng.
Nhiều cách phòng ngừa
Trước thực tế trên, ông Võ Đình Hải, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết, hiện tình trạng làm giấy tờ giả trong lĩnh vực ngân hàng, bán tài sản nhà đất, công chứng,… ngày càng tinh vi. Do vậy, người mua có thể liên hệ với các văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất để xác minh thông tin pháp lý của nhà, đất cần giao dịch như nhà, đất đó ai là chủ, giấy tờ cấp năm nào, vị trí, diện tích ra sao… Bên cạnh đó, người mua nên trực tiếp đến giao dịch với chủ nhà, kiểm tra thông tin bằng cách hỏi người dân xung quanh, tổ dân phố… để lấy thêm thông tin về người chủ. Với cách này, người mua tránh được giấy tờ giả lẫn người giả. Đối với những trường hợp mua nhà, đất bằng các hợp đồng ủy quyền, người mua có thể liên hệ với tổ chức hành nghề công chứng đã công chứng để xác định hợp đồng đó có hợp pháp hay không rồi mới giao dịch. Khi giao dịch mua bán nhà đất, chủ nhà nên hạn chế cho người khác tiếp xúc với bản chính giấy tờ nhà, đất để tránh bị đánh tráo.
|
Các bản tin khác
- Người thuê nhà cần biết 5 thay đổi lớn từ 01/7/2021
- Cách tính tiền Bảo hiểm xã hội một lần năm 2021
- Nhiều quy định về nâng lương cán bộ, công chức sắp thay đổi?
- Đà Nẵng điều chỉnh giảm 10% giá đất so với hiện nay
- Từ 01/7/2021, đăng ký thường trú, tạm trú có thể bị thu hồi Sổ hộ khẩu
- Vì sao Chứng minh nhân dân không nên ép dẻo?
- Thủ tục sang tên xe máy mới nhất: Kinh nghiệm thực hiện từ A đến Z
- Cách ghi số và ký hiệu văn bản đúng chuẩn Nghị định 30
- Hướng dẫn mới nhất về cấp Giấy xác nhận số CMND từ 18/11/2019
- Từ 22/5, chính thức cấp bản sao điện tử cho người dân
- Trường hợp nào gây thiệt hại mà không phải bồi thường?
- Một năm, người lao động được nghỉ việc riêng mấy lần?
- Đất không có Sổ đỏ có được chia thừa kế không?
- Hôm nay (15/5), nhiều chính sách mới bắt đầu có hiệu lực
- Từ 20/4/2020: Giấy ủy quyền chỉ được chứng thực trong 4 trường hợp
- 6 giao dịch về nhà ở không cần đến Sổ đỏ
- Các Văn phòng Công chứng tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định về phòng chống dịch Covid 19
- Đà Nẵng: Mức giá đất ở cao nhất là 98,8 triệu đồng/m2
- Có Sổ đỏ trong tay, người dân được hưởng lợi thế nào?
- Thủ tục cấp Sổ đỏ khi mua bán nhà đất bằng giấy viết tay