Nhiều doanh nghiệp đã lỡ chuyển đổi diện tích căn hộ lớn sang căn hộ nhỏ, chuyển công năng từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội nhưng lại chưa được TP.HCM phê duyệt.
Rồi bà bảo: “Tôi đi hỏi quận về thủ tục hành chính về chuyển đổi căn hộ lớn sang nhỏ thì họ bảo lên Sở. Lên Sở họ không trả lời tôi sai cái gì. Nếu tình trạng thủ tục hành chính này kéo dài và ngâm mãi thì lãi vay ăn mòn dự án, giết chết DN”.
Ông Nguyễn Phụng Thiều, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Địa ốc Sài Gòn Gia Định, cho biết năm 2011, UBND TP.HCM giao công ty xây dựng 400 căn nhà ở xã hội tại dự án khu dân cư Thới An (quận 12, TP.HCM) theo hình thức bảo tồn vốn. Tuy nhiên, Quỹ Phát triển nhà không có kinh phí, thiếu vốn đầu tư, ngân hàng không cho vay nên đến nay dự án chưa được triển khai. “Chúng tôi đòi lại không được và đang xin chuyển sang nhà ở xã hội nhưng vẫn chưa duyệt” - ông nói.
Bà Đỗ Thị Loan, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, cho rằng: “Chính sách là chung cho cả nước và trong khi nhiều địa phương khác đã cho DN thu nhỏ căn hộ, chuyển đổi nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội ầm ầm thì TP.HCM vẫn im ắng, nhiều DN đang dài cổ chờ” - bà Loan nêu thực tế.
Ngoài ra, nhiều DN bất động sản khác như Đất Lành, An Phú, Quốc Cường Gia Lai, Địa ốc Sài Gòn Gia Định… cũng có hồ sơ điều chỉnh căn hộ và chuyển dự án sang nhà ở xã hội bị ngâm ở cấp sở. Thậm chí có DN do không chờ đợi được nên đã triển khai thi công theo thiết kế đã được duyệt.
Tiếp tục kêu cứu
Tại buổi làm việc, các DN bất động sản đã tập hợp các nội dung trên lại để gửi lên UBND TP.HCM chính thức kêu cứu. Theo nhận định của ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty TNHH Địa ốc Đất Lành, thì tình trạng bị “kẹt” như vậy khiến DN chết chìm chứ không phải đang được cứu nữa.
Với vai trò Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM ông Lê Chí Hiếu (Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Phát triển Nhà Thủ Đức), cho biết hiệp hội sẽ đưa ra hai nội dung chính lên UBND TP giải quyết gồm: sớm cho DN điều chỉnh cơ cấu căn hộ và chuyển đổi công năng từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội.
Ngoài ra, theo quy định những dự án chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội nếu đã đóng tiền sử dụng đất thì được Nhà nước hoàn trả lại hoặc được khấu trừ vào nghĩa vụ tài chính. Hiệp hội kiến nghị Nhà nước không cần trả lại mà nên khấu trừ vào thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác của DN.
Cùng ngày (20-9), khi trao đổi với phóng viên về các vướng mắc trên bên ngoài buổi lễ bàn giao 100 căn nhà ở xã hội ở quận Tân Bình, ông Nguyễn Thanh Nghị, Thứ trưởng Bộ Xây dựng, cho biết chủ trương đã có cho nên nay trong quá trình triển khai có vướng mắc gì thì Nhà nước và DN cần bình tĩnh từng bước tháo gỡ.
BÙI NHƠN
Theo Báo PLTPHCM
Các bản tin khác
- Sở Xây dựng tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuê nhà ở xã hội: Sau thời gian thuê 5 năm, sẽ xem xét để gia hạn
- “Ông hoàng Resort” Bill Bensley bật mí về những công trình huyền thoại
- Tránh rủi ro khi mua nhà đã hình thành
- Đất Đà Nẵng tăng 7-8 lần từ 2012
- Sun River City - "tâm bão" của miền đất hứa
- Đà Nẵng đẹp lạ trong sương mù
- Quy định pháp luật tác động đến thị trường bất động sản 2018
- Người nước ngoài có được mua nhà phố riêng lẻ ở Việt Nam?
- Cuộc đua BĐS ‘vừa túi’ ở Đà Nẵng
- Bất động sản 2018 sẽ tăng giá đồng loạt các phân khúc?
- Nam Đà Nẵng - Bắc Hội An đón thêm 2 dự án mới
- Phó thủ tướng chỉ đạo về việc "sổ đỏ ghi tên cả nhà"
- Nghị quyết về việc thông qua Chương trình phát triển nhà ở thành phố Đà Nẵng
- Đà Nẵng có cơ hội để sánh ngang Bali hay Phuket?
- Bất động sản Nam Đà Nẵng: "Cơn sốt" chưa có hồi kết
- Vấn đề bạn đọc quan tâm: Giải tỏa chợ tạm An Trung 2
- Quy định giá đất ở tái định cư tại một số khu dân cư
- Thuế bằng 0%, thị trường ô tô bùng nổ
- Tây Bắc Đà Nẵng: Sôi động những dự án động lực
- Đà Nẵng tưng bừng chào đón năm mới 2018