Tại Canada khi mua căn nhà đầu tiên có sự ưu tiên về thuế và căn nhà thứ hai thì sẽ bị đánh thuế cao hơn vì căn nhà đầu tiên được coi là căn nhà đề ở và căn nhà thứ hai trở đi được coi là đầu tư.
Chào các độc giả chuyên mục Người Việt Năm Châu của VnExpress. Trong bài viết này tôi xin đề cập tới hiểu biết của tôi về sự khác biệt khi mua nhà tại Việt Nam và Canada để những ai có kinh nghiệm cùng chia sẻ và có thể giúp ích cho những anh chị đang cần tìm hiểu khi đi mua nhà tại Việt Nam hoặc nước ngoài.
1. Cách tính giá nhà: Tại Việt Nam thông thường khi mua nhà thì sẽ tính theo m2. Giá một m2 đất là bao nhiêu tiền và sẽ nhân với diện tích để biết được tổng giá trị nhà đất sẽ bán. Còn tại Canada khi tính giá bán một căn nhà thường định giá tổng thể gồm cả nhà và đất là bao nhiêu tiền mà không chia ra m2.
2. Mua căn nhà đầu tiên: Tại Canada khi mua căn nhà đầu tiên có sự ưu tiên về thuế và căn nhà thứ hai thì sẽ bị đánh thuế cao hơn vì căn nhà đầu tiên được coi là căn nhà đề ở và căn nhà thứ hai trở đi được coi là đầu tư. Còn tại Việt Nam chưa có sự khác biệt về chính sách thuế.
3. Vay ngân hàng: Phần lớn người dân Canada khi mua nhà đều vay tiền, thời hạn vay lên tới vài chục năm và quan trọng là có thu nhập ổn định (có công việc). Mua nhà tại Việt Nam nhiều người sẽ thanh toán luôn bằng tiền mặt 100%, thủ tục vay vốn khá lâu và thời gian vay cũng không dài, chứng minh nguồn thu nhập không dễ dàng.
4. Sử dụng dịch vụ môi giới: Thông thường khi mua bán nhà thì tại Canada thường sử dụng các công ty môi giới, người bán nhà sẽ phải trả phí cho công ty môi giới và điều này được làm hợp đồng rõ ràng, người bán nhà khi đã sử dụng dịch vụ của một công ty môi giới thường không được sử dụng công ty môi giới khác cũng một lúc. Còn tại Việt Nam thì có thể sử dụng dịch vụ qua những người giới thiệu dân dã gọi là "cò đất", tuy nhiên không có ràng buộc và cam kết gì chặt chẽ giữa người giới thiệu và người mua và người bán, nên người mua, người bán có thể tham khảo nhiều người trước khi mua.
5. Luật sư: Tại Việt Nam khi mua bán nhà thường ít khi sử dụng luật sư, nên khi có các tranh chấp về nhà đất thường sẽ có rất nhiều tranh chấp do sự không hiểu hết trong giao dịch mua bán nhà đất. Còn tại Canada phần lớn các hoạt động mua bán nhà đất đều phải thông qua luật sư, bên mua và bên bán đều có luật sư riêng.
6. Thẩm định căn nhà trước khi mua: Tại Việt Nam người mua nhà tự đến và xem xét căn nhà trước khi quyết định mua mà ít khi sử dụng một dịch vụ trung gian để thẩm định căn nhà xem những có những điểm nào cần phải sửa chữa và ước lượng chi phí cần phải sửa chữa căn nhà. Tại Canada, trước khi mua nhà thường sử dụng dịch vụ thẩm định để xem những điểm cần phải sửa trước. Người mua sau khi có được bản đánh giá chi tiết về tình trạng căn nhà của một người có nghiệp vụ thẩm định do người mua thuê thì mới quyết định xem có mua hay không.
Một số loại chi phí và thuế khi mua căn nhà tại Canada:
- Title Insurance: ( Bảo hiểm quyền chủ nhà) công ty bảo hiểm bồi thường quyền chủ nhà và các rủi ro khác.
- Land Survey: Bản đồ xác định vị trí , kích thước nhà hay đất, ngân hàng cho mượn tiền có thể đòi hỏi,
- Appraisal Fee: Chi phí định giá nhà,
- Mortgage loan insurance: Bảo hiểm mượn nợ
- Home Insuarace: Bảo hiểm nhà, ngân hàng hay công ty tài chính đòi hỏi chứng từ bảo hiểm thay thế giá trị căn nhà từ ngày làm chủ nhà.
- Application Fee: Đơn mượn nợ Mortgage
- Home Inspection Fee: Chi phí xem xét cấu trúc căn nhà giúp người mua biết được tình trạng ngôi nhà trước khi quyết định
- Land Transfer Tax: Thuế chuyển nhượng đất của tình bang.
- Thuế tổng hợp HST: Tùy theo giá trị căn nhà mà người mua mới có thể được miễn một phần.
- Mortgage Broker and Fee: Chi phí mượn nợ trung gian cho tổ chức môi giới mượn nợ..
- Legal Fee: Chi phí luật pháp bao giồm tiền dịch vụ luật sư, chi phí đăng ký mortgage, chi phí đăng ký quyền chủ nhà (title deed), xem xét “title search” để đảm bảo các chủ nhà cũ không bị nợ, chi phí đăng ký điện, gas, nước dưới tên chủ nhà mới.
- Chi phí thay đổi, Other cost: Tiền dọn nhà, gas, điện, điện thoại, TV cable, trả thuế đất cho người chủ cũ ….
Nguyễn Hồng Hải
Chú thích ảnh: Ảnh minh họa: gloriaalrey.com.
Nguồn: http://vnexpress.net
Các bản tin khác
- Đà Nẵng quy định diện tích tối thiểu căn hộ là 45m2
- 10 dự báo giới đầu tư địa ốc không nên bỏ qua năm Đinh Dậu
- Thành lập Hiệp hội Công chứng Việt Nam
- Nhiều thủ tục đất đai được rút ngắn trong năm mới
- Săn bất động sản cho thuê - kênh đầu tư hấp dẫn trong 5 năm tới
- Cuộc chiến sống còn của bất động sản nghỉ dưỡng
- Giấc mơ về ngôi nhà và những đứa trẻ
- Đẩy nhanh tiến độ, tuyệt đối đảm bảo an toàn lao động và chất lượng thi công tại các công trình
- Dấu ấn 5 “ông lớn” trên thị trường bất động sản Việt Nam năm qua
- 2 kịch bản trái chiều cho thị trường địa ốc 2017
- M&A bất động sản Việt Nam hứa hẹn lập kỷ lục năm 2017
- Đi đâu, chơi gì dịp Tết?
- Thị trường địa ốc 2016: Một năm được mùa của condotel
- Địa ốc tạo sức hút từ hạ tầng giao thông
- Quận Ngũ Hành Sơn: Vận động bàn giao hơn 1.000 hồ sơ giải tỏa, đền bù
- Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích đất tăng thêm
- Ra mắt Tổng công ty MBLand và hai dự án bất động sản nghỉ dưỡng tại miền Trung
- Đầu tư bất động sản thương mại sẽ hồi phục trở lại vào năm 2017
- Triển khai dự án xe buýt nhanh tại Đà Nẵng
- Đất “cơi nới” trái phép vẫn có thể được cấp sổ đỏ