Nếu có phương án kinh doanh khả thi, cả những doanh nghiệp đang lỗ cũng được bơm vốn.
Theo ông Nguyễn Văn Danh, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM, hàng tồn kho bất động sản hiện đã tiêu thụ được 30%. Ảnh minh họa: HTD
Theo ông Lê Xuân Dương, Cục phó Cục thuế TP.HCM, thuế, chính sách nêu tại nghị quyết 02 đã có những tác dụng nhất định đến DN. Cụ thể, thuế giá trị gia tăng là thuế thu của người tiêu dùng, thông thường DN sẽ phải nộp vào ngân sách nhà nước ngay. Nhưng bây giờ họ được giãn thời gian nộp thuế, nghĩa là được giữ lại 3-6 tháng rồi mới phải nộp. Hay thuế thu nhập DN là thuế do chính họ làm ra đóng góp vào xã hội và thuế này lại được giảm. Song chỉ có khoảng 30% số DN kinh doanh có lời được hưởng chính sách này. “Nghĩa là Nghị quyết 02 chỉ có tác dụng với DN đang kinh doanh tốt chứ không có tác dụng với DN lỗ hoặc âm” - ông Dương nói.
Theo ông Dương, Nghị quyết 02 không tác động mấy đến DN bất động sản. Bởi những DN bất động sản nợ thuế muốn được gia hạn thì phải được ngân hàng bảo lãnh. Nhưng thực tế trong bối cảnh khó khăn và đầy rủi ro, rất hiếm có ngân hàng dám bảo lãnh. “Chính vì thế, từ ngày 1-7 đến nay chỉ có bốn hồ sơ được ngân hàng bảo lãnh để giãn nợ thuế, với số tiền là 1 tỉ đồng/hồ sơ mà thôi” - ông Dương nói.
Nhiều dự án nhà ở thương mại muốn chuyển nhà ở xã hội
Theo ông Nguyễn Văn Danh, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM, hàng tồn kho trước đây gần 15.000 căn, hiện đã tiêu thụ được 30%. Điều đó cho thấy những DN có thương hiệu, có năng lực tài chính, có sản phẩm phù hợp... vẫn bán được hàng chứ không bị tê liệt hoàn toàn.
Theo ông Danh, hiện nay có rất nhiều dự án nhà ở thương mại muốn chuyển sang nhà ở xã hội. Hiện nay có 28 hồ sơ, trong đó có 11 dự án xin chuyển từ nhà thương mại xã hội với hơn 6.300 căn hộ chuyển thành 10.000 căn nhỏ. “Vì nhu cầu nhà ở xã hội rất lớn, trong khi đó cung ít. Hơn nữa muốn vay được lãi suất ưu đãi 6% trong gói 30.000 tỉ đồng thì căn hộ đó phải dưới 70 m2 và dưới 15 triệu đồng/m2, điều này hơi cứng nhắc. Hiện nay nhiều DN có căn hộ 90-100 m2 sẵn sàng hạ giá thành, bán cắt lỗ với giá dưới 15 triệu đồng/m2 và người dân có nhu cầu mua thì kiến nghị cho vay gói lãi suất này” - ông Danh nói.
Ông Nguyễn Phước Hưng, Tổng Thư ký Hiệp hội DN TP.HCM, cho biết DN rất sợ tăng chi phí đầu vào, bởi chi phí đầu vào luôn tăng trong khi đầu ra không được tăng. Chính vì lý do đó lợi nhuận của DN giảm sút. “Với DN bất động sản khi tiếp cận Nghị quyết 02 thì rất hồ hởi vì chính sách hỗ trợ cả bên cung và bên cầu. Tuy nhiên, các tiêu chí xác định DN được hưởng chính sách này chưa thống nhất nên nhiều DN đã bị loại khỏi cuộc chơi. “Hơn nữa ở lĩnh vực bất động sản và chứng khoán hiện nay lãi suất vẫn ở mức cao, 16%/năm” - ông Hưng nói.
Bốn nội dung hỗ trợ DN của NHNN - Chi nhánh TP.HCM
1. Về vốn, ngân hàng không chỉ hỗ trợ cho các DN kinh doanh lãi mà cả những DN đang lỗ nhưng có phương án kinh doanh khả thi vẫn tiếp tục được bơm vốn.
2. Thông qua việc kết nối giữa ngân hàng và DN, đến nay cả 24 quận/huyện đã được ký kết. Hiện nay lãi suất trung bình cho năm lĩnh vực ưu tiên là 8%/năm, thấp nhất là 6% và mức trần 9%/năm. 3. Các ngân hàng đang làm là cơ cấu lại nợ và giảm lãi. 4. Năm 2012 chương trình bình ổn là ngân sách hỗ trợ lãi suất nhưng đến năm 2013, TP.HCM không bao cấp nữa mà các ngân hàng sẽ hỗ trợ. Chính vì thế nhiều ngân hàng đã tham gia tích cực với 1.960 tỉ đồng vốn ngắn hạn và hơn 800 tỉ đồng là vốn dài hạn. Hiện nay đã giải ngân cho 18 DN và một tổ hợp tác xã với 417 tỉ đồng. |
YÊN TRANG
Theo PLTPHCM
Các bản tin khác
- Bán 100 căn hộ chung cư thu nhập cho cán bộ công chức
- BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP HÀ HÙNG CƯỜNG: TP.HCM là điển hình về xã hội hóa công chứng
- Bong bóng bất động sản còn tiếp tục xì hơi
- Cuối năm, căn hộ sẽ còn giảm giá?
- Một số vấn đề về công tác quản lý Đăng ký và Công chứng theo quy định của pháp luật Tây Ban Nha, kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật công chứng năm 2006
- Rắc rối số nhà
- MUA LẠI PHIẾU ĐẤT TÁI ĐỊNH CƯ VẪN ĐƯỢC HỖ TRỢ VAY VỐN
- Nhà băng vào cuộc đua giảm lãi suất
- Gắn mác vỡ nợ để bán nhà đất
- Hơn 714 tỷ đồng đền bù giải tỏa và tái định cư Dự án Phát triển bền vững TP Đà Nẵng
- Bất động sản “đóng băng”: Từ ông chủ trở thành nhân viên... giữ xe
- Chuyển giao sơ đồ quỹ đất để bố trí tái định cư cho các hộ giải toả
- Hưởng lợi từ xã hội hóa dịch vụ công chứng
- Hộ tái định cư vay vốn ngân hàng trả nợ tiền sử dụng đất như thế nào?
- Phê duyệt phương án bồi thường, tái định cư dự án khu ký túc xá sinh viên tập trung phía tây tại KCN Hòa Khánh
- Đà Nẵng: Doanh nghiệp được hỗ trợ vay vốn để tiếp tục triển khai dự án
- Rắc rối vì không biết người ủy quyền đã chết
- ĐỀ NGHỊ CÁC NGÂN HÀNG NHANH CHÓNG GIẢM LÃI SUẤT
- Thị trường BĐS đang diễn ra quá trình "chọn lọc tự nhiên"
- Đà Nẵng: Không cho chia nhỏ các lô đất lớn