Tại quận 12 có trường hợp khi xin cấp phép xây dựng, chủ đất phải trình giấy đăng ký kết hôn của cha mẹ và giấy khai sinh của các con!
Làm thủ tục nhà đất tại UBND quận 12, TP.HCM. Ảnh: HN
Bà Quách Thu Hồng, tổ trưởng tổ 49, khu phố 7, phường Hiệp Thành, dẫn chứng thêm: Khi người dân trong khu phố lên UBND quận xin kê khai đăng ký nguồn gốc đất, mỗi cán bộ giải thích một kiểu khác nhau khiến họ phải đi lại nhiều lần. “Quận cần thông báo công khai cho dân biết khi đến làm thủ tục nhà đất phải mang theo các loại hồ sơ nào để người dân không phải chạy lên chạy xuống” - bà Hồng đề nghị.
“Quận phải xin lỗi dân”
Tại buổi tiếp xúc, nhiều người dân cũng cho hay: Quận 12 còn nhiều quy hoạch, dự án chậm triển khai khiến người dân mắc kẹt vì không được phép xây dựng hoặc cấp giấy chứng nhận.
Đáng chú ý, đại diện khu phố 24, phường Hiệp Thành phản ánh: “Việc làm quy hoạch hẻm trên địa bàn khu phố này có dấu hiệu lợi ích nhóm, ảnh hưởng đến người dân”. Vị này dẫn chứng, hai hộ gia đình ngụ một con hẻm có tổng cộng 15 hộ dân đã giả mạo chữ ký của các hộ còn lại để đồng thuận xin mở rộng hẻm từ 1,5 m lên 4,5 m. Việc mở rộng hẻm đã làm cho 13 hộ còn lại bị xẻ ngang, xẻ dọc, có nhà mất toàn bộ đất. Riêng hai hộ kia không bị ảnh hưởng gì.
“Chỉ vì cách làm quy hoạch quá quan liêu mà 13/15 hộ mất nhà, mất đất. Những điều phi lý này cứ để mãi thì không thể nào chịu nổi. Năm 2012, tôi đã trình bày với UBND quận và được hứa xử lý nhưng đến nay sự việc vẫn chưa sáng tỏ. Nếu thấy không giải quyết được thì quận phải dũng cảm nhận sai và xin lỗi người dân, không nên tránh né” - vị này gay gắt.
Chủ tịch quận 12 nhận khuyết điểm
Về phản ánh trên, ông Trần Ngọc Hổ, Chủ tịch UBND quận 12, nhấn mạnh: “Chỉ có hai hộ dân được lợi mà 13 hộ khác bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi mở rộng một con hẻm là không thể chấp nhận được”. Ông Hổ yêu cầu trong vòng một tuần chủ tịch UBND phường Hiệp Thành phải báo cáo về quá trình lấy ý kiến các hộ dân khi mở con hẻm nêu trên để quận rà soát và giải quyết dứt điểm.
Ông Hổ cũng cho biết những hẻm có lộ giới lớn quá ảnh hưởng đến quyền lợi của dân sẽ được quận xem xét giảm xuống cho phù hợp. Những hẻm nào có lộ giới quá nhỏ thì sẽ nâng lên để đảm bảo hạ tầng, giao thông và mỹ quan đô thị. Tuy nhiên, quá trình thực hiện phải có sự đồng thuận của người dân liên quan.
Về việc cán bộ còn làm khó người dân, ông Trần Ngọc Hổ nhận khuyết điểm và hứa sẽ chấn chỉnh ngay. “Ngoài việc bố trí cán bộ có năng lực tiếp dân, tới đây quận sẽ phối hợp với bưu điện để gửi hồ sơ nhà đất về tận nhà để người dân không phải đi lại nhiều lần” - ông Hổ thông tin.
VIỆT HOA
Theo Báo PLTPHCM
Các bản tin khác
- Xây Trung tâm hội nghị quốc tế bên vịnh Đà Nẵng
- Sôi động bất động sản khu Đông TPHCM
- Quy định về đơn giá thuê đất, đất có mặt nước ngoài khu công nghiệp
- FDI vào bất động sản 2014 gần gấp 3 lần so với 2013
- Bất động sản cao cấp: Cửa đã mở cho dòng vốn mới
- Quy định hạn mức đất ở và diện tích tối thiểu tách thửa đất
- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng ý những đề xuất xây dựng và phát triển Đà Nẵng
- Vay vốn mua nhà: Thời nay sẵn tiền quá
- Đã cấp 41,6 triệu sổ đỏ trên toàn quốc
- Chi phí làm thủ tục nhà đất tới đây sẽ giảm 80%
- Từ ngày 25.12 vi phạm đất đai sẽ bị phạt đến 1 tỉ đồng
- Đà Nẵng đề xuất bán thí điểm chung cư đầu tư từ ngân sách Nhà nước
- Những phát ngôn làm ‘nóng’ thị trường bất động sản 2014
- Chế độ ưu đãi khi mua nhà thuộc sở hữu Nhà nước
- 31-12: Khai trương phố chuyên doanh thời trang Lê Duẩn và phố ẩm thực Huỳnh Thúc Kháng
- Nhà băng xuống tận chân dự án mời vay vốn
- Bung các cửa giải ngân gói 30.000 tỉ đồng
- 13 Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-1-2015
- Thủ tướng có ý kiến về liên thông thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất, nhà và thuế
- Đến thời của "siêu đại gia" và nhà giá rẻ