Đến ngày 30/9/2013, cả nước đã cấp được 38,9 triệu giấy chứng nhận với tổng diện tích 21,4 triệu ha...
Khoảng 600.000 giấy chứng nhận đã ký nhưng người sử dụng đất chưa đến nhận được Chính phủ nhìn nhận là một trong nhiều hạn chế trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Đến ngày 30/9/2013, cả nước đã cấp được 38,9 triệu giấy chứng nhận với tổng diện tích 21,4 triệu ha, đạt 88,4% diện tích các loại đất cần cấp giấy chứng nhận.
Tại báo cáo về nội dung này vừa được gửi đến Quốc hội, Chính phủ nhắc lại yêu cầu của Quốc hội là đến 31/12/2013 căn bản hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu trong phạm vi cả nước.
Để đạt được mục tiêu này, trong hai năm qua, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo quyết liệt bằng nhiều biện pháp. Và hầu hết các địa phương đã tích cực triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp theo chỉ đạo của Chính phủ, báo cáo nêu rõ.
Kết quả, đến ngày 30/9/2013, cả nước đã cấp được 38,9 triệu giấy chứng nhận với tổng diện tích 21,4 triệu ha, đạt 88,4% diện tích các loại đất cần cấp giấy chứng nhận.
Đến nay, có 39 tỉnh hoàn thành cơ bản (đạt trên 85% tổng diện tích các loại đất cần cấp giấy chứng nhận). Trong số các tỉnh đạt thấp có Yên Bái, Vĩnh Phúc, Quảng Ngãi mới đạt dưới 70% tổng diện tích.
Chính phủ cho hay, dự kiến đến hết 2013 sẽ có thêm 5 tỉnh hoàn thành cơ bản việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu, nâng số tỉnh, thành hoàn thành lên 44.
Chỉ ra một trong những hạn chế là tồn đọng giấy chứng nhận còn nhiều, báo cáo nêu số này chủ yếu tập trung ở 13 tỉnh. Trong đó dẫn đầu là Lạng Sơn với 199.000 giấy, Hưng Yên 77.000, Bình Phước 70.000…
Phần lớn các trường hợp chưa được cấp giấy, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang cho biết một trong những nguyên nhân là không có giấy tờ hợp lệ, nguồn gốc sử dụng đất phức tạp, vi phạm pháp luật đất đai từ nhiều năm qua chưa được giải quyết.
Riêng với đất ở, tại Tp. HCM, Hà Nội có đến trên 130.000 trường hợp vi phạm, chủ yếu dưới các hình thức chuyển mục đích sử dụng đất, giao đất trái thẩm quyền, lấn chiếm đất công…
Đầu tư kinh phí cho việc cấp giấy chứng nhận cũng được xem là một nguyên nhân của sự chậm trễ, khi ở nhiều tỉnh mới đáp ứng gần 30% nhu cầu. Thậm chí có 4 tỉnh trong hai năm qua không đầu tư kinh phí cho việc này. Gồm: Điện Biên, Ninh Thuận, Quảng Nam, Sóc Trăng.
Đáng chú ý là nghị quyết của Quốc hội ra đời từ giữa năm 2012 song có tỉnh, theo đánh giá của Chính phủ là đến giữa năm 2013 mới thực sự vào cuộc.
Nguyễn Lê
Theo Vneconomy
Các bản tin khác
- Hà Nội sẽ cấp “sổ đỏ” cho người nước ngoài
- KHÁNH THÀNH CẦU NGUYỄN TRI PHƯƠNG, CẦU KHUÊ ĐÔNG VÀ ĐƯỜNG VÕ CHÍ CÔNG Công trình mới mừng Ngày thống nhất đất nước
- Những màn pháo hoa ấn tượng tại Đà Nẵng
- CUỘC THI TRÌNH DIỄN PHÁO HOA QUỐC TẾ ĐÀ NẴNG (DIFC 2013) “Đốt cháy” đêm Đà Nẵng bằng cảm xúc của người Ý
- Khi chính quyền cũng làm mất “sổ đỏ” của dân
- Lan tỏa không gian đô thị từ đường Võ Chí Công
- Từ 4-5, Hà Nội cấp sổ đỏ cho nhà "chung cư mini"
- Nhà giá rẻ vẫn hút khách
- Sở Tư pháp TP.HCM nhận hồ sơ thành lập VPCC
- Trẻ em được quyền có sổ đỏ
- 8 đối tượng được thuê, thuê mua nhà ở xã hội
- Giao dịch từ 300 triệu đồng phải báo cáo
- Những nghịch lý về giá nhà thu nhập thấp
- Sẽ cấp "sổ đỏ" qua mạng từ 1/5
- Người nước ngoài khó mua nhà tại Việt Nam
- Nhìn lại bước đầu thực hiện thí điểm Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
- Giá đất tái định cư Khu An Cư 2 và Khu tái định cư phía Tây trường Lê Lợi
- Khánh thành 4 công trình lớn vào ngày 30-4
- 7 trường hợp được đề nghị cấp “sổ đỏ”
- TIỀN NHÀN RỖI CHẢY VỀ ĐÂU? (2)