(Cadn.com.vn) - Ngày 9-11-2013, lần đầu tiên nước ta tổ chức Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Để làm rõ hơn mục đích, ý nghĩa sự kiện này, P.V Báo Công an TP Đà Nẵng đã có cuộc trao đổi với ông Phan Thanh Long- Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP Đà Nẵng.
Cập nhật: Thứ sáu, 8/11/2013 - 12h3'
Ông Phan Thanh Long |
PV: Xin ông cho biết ý nghĩa, mục đích của Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
Ông Phan Thanh Long: Tại Điều 8, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2013 quy định: “Ngày 9-11 hàng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (viết tắt: Ngày Pháp luật Việt Nam). Năm 2013 là năm đầu tiên Luật PBGDPL có hiệu lực thi hành và là năm đầu tiên, nước ta chính thức lấy ngày 9-11 trở thành Ngày Pháp luật Việt Nam, được tổ chức thống nhất trên quy mô toàn quốc. Đây cũng là năm ghi nhận một sự kiện rất quan trọng trong đời sống chính trị- pháp lý của đất nước, đó là việc toàn dân tích cực tham gia đóng góp ý kiến xây dựng Hiến pháp (sửa đổi), bản Hiến pháp của thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước và hội nhập quốc tế.
Chính vì vậy, Ngày Pháp luật Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt, vừa là sự tiếp nối đợt sinh hoạt chính trị- pháp lý sâu rộng nêu trên, nhằm phát huy ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, đồng thời là tiền đề, là cơ sở để tổ chức Ngày Pháp luật trong những năm tiếp theo có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả thiết thực hơn.
Triển khai Ngày Pháp luật Việt Nam là nhằm thu hút sự quan tâm, nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức và nhân dân về mục đích, ý nghĩa của Ngày Pháp luật. Từ đó trở thành đợt sinh hoạt chính trị- pháp lý sâu rộng nhằm cổ vũ, khuyến khích các cơ quan, tổ chức và công dân nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật, nâng cao ý thức bảo vệ pháp luật; góp phần tạo chuyển biến mới về chất lượng công tác PBGDPL, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật của thành phố Đà Nẵng nói riêng, góp phần nâng cao chất lượng công tác PBGDPL, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật của cả nước nói riêng.
PV: Chủ đề Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2013 là gì, thưa ông?
Ông Phan Thanh Long: Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2013 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng được tổ chức với chủ đề “Toàn dân xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, được bắt đầu từ ngày 4 đến ngày 10-11-2013, trong đó tổ chức cao điểm vào ngày 9-11 (thứ Bảy).
PV: Đến nay TP Đà Nẵng đã triển khai thực hiện chủ đề Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2013 như thế nào?
Ông Phan Thanh Long: Trên cơ sở chỉ đạo, hướng dẫn của Chính phủ và Bộ Tư pháp, UBND thành phố Đà Nẵng đã ban hành Kế hoạch số 9284/KH-UBND ngày 18-10-2013 triển khai thực hiện Ngày Pháp luật năm 2013 trên địa bàn thành phố. Trong đó, các nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật năm 2013 trên địa bàn được UBND TP chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố và UBND các quận, huyện, xã, phường thực hiện theo đúng chỉ đạo của Bộ Tư pháp, đồng thời tùy theo điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, lựa chọn nội dung, hình thức phù hợp với đặc thù của từng cơ quan, đơn vị, địa phương để triển khai có hiệu quả.
PV: Theo ông, Ngày Pháp luật Việt Nam ra đời sẽ đóng góp như thế nào trong tiến trình tổ chức thi hành pháp luật và nâng cao nhận thức cho toàn xã hội?
Ông Phan Thanh Long: Ngày Pháp luật Việt Nam được tổ chức nhằm tạo bước phát triển mới trong việc nâng cao hiệu quả tuyên truyền, PBGDPL, vốn được coi là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị tư tưởng; đồng thời còn có tác dụng nhắc nhở nhân dân tôn trọng, nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật, thực hành tự giác: “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”.
Đối với cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước, Ngày Pháp luật là cơ hội để mỗi người tự soi mình, tự điều chỉnh ý thức và thái độ hành xử trong quan hệ với nhân dân sao cho xứng đáng với sự chờ đợi và đòi hỏi của người dân, của xã hội về một Nhà nước gần dân, vì dân và về một đội ngũ công chức “phụng công thủ pháp”. Vì vậy, bên cạnh mục tiêu trước mắt là tuyên truyền, phổ biến pháp luật, Ngày Pháp luật Việt Nam còn đóng vai trò tích cực trong việc nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật, bảo đảm pháp luật được thực hiện nghiêm minh, công bằng, thống nhất, phòng chống tội phạm, tham nhũng. Qua đó, xây dựng nền hành chính trong sạch, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động hành chính.
PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!
Nguyễn Tuấn (thực hiện)- Theo CADN
Các bản tin khác
- Đà Nẵng: Mức giá đất ở cao nhất là 98,8 triệu đồng/m2
- Cách ký tên, đóng dấu văn bản chuẩn theo Nghị định 30
- Nghị quyết giải quyết tranh chấp tài sản chung của dòng họ
- Toàn bộ trường hợp phải viết hoa trong văn bản theo Nghị định 30
- Năm 2020, phí công chứng nhà đất có thay đổi?
- Cho phép xây dựng căn hộ chung cư 25m2 từ 01/7/2020
- Sắp tới đây, thi công chức sẽ khó hơn hiện nay?
- Năm 2020: Có tới 15 trường hợp được cấp Sổ đỏ
- Từ 11/02/2020, áp dụng quy định mới khi đăng ký xe máy
- Chồng một mình đứng tên Sổ đỏ, vợ có bị thiệt?
- Cập nhật Bảng giá đất 63 tỉnh thành giai đoạn 2020 - 2024
- Toàn bộ trường hợp được miễn lệ phí trước bạ nhà đất
- Hướng dẫn cách để vợ chồng cùng đứng tên Sổ đỏ mới nhất
- NHỮNG LƯU Ý LIÊN QUAN ĐẾN THÔNG TIN PHÁP LÝ CHO CONDOTEL. CẨN THẬN NHỮNG LỜI TRẤN AN CỦA CÁC CHỦ ĐẦU TƯ LOẠI HÌNH NÀY
- Thủ tục sang tên Sổ đỏ: Toàn bộ những hướng dẫn mới nhất
- Mua bán nhà đất bằng giấy tờ viết tay có được sang tên Sổ đỏ?
- Từ 01/4/2020, bãi bỏ hàng loạt quy định xử phạt lĩnh vực xây dựng
- Video: 5 điều cần lưu ý khi mua căn hộ chung cư để tránh rủi ro
- Từ năm 2020, Sổ bảo hiểm xã hội không còn nữa?
- Doanh nghiệp cần lưu ý gì khi có Bộ luật Lao động mới?