Công ty TNHH CBRE Việt Nam (thuộc Tập đoàn Tư vấn bất động sản quốc tế CBRE Group, Inc. Mỹ) vừa công bố báo cáo “Tổng quan thị trường bất động sản Đà Nẵng, quý 3-2013” với nhận định thị trường khách sạn ven biển ở Đà Nẵng đã có sự phát triển ấn tượng bất chấp những khó khăn về kinh tế.
Khách sạn, căn hộ cao cấp ven đường Hoàng Sa được đầu tư xây dựng.
Các khu resort đang khai thác thực sự ở giai đoạn “gà đẻ trứng vàng” bởi thu hút số đông du khách đến nghỉ dưỡng và giữ mức giá dịch vụ ổn định ở mức cao, cao hơn cả thị trường thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Nguồn thông tin của CBRE cung cấp cho biết, mức giá bình quân ở các khách sạn 5 sao khu vực ven biển Đà Nẵng 153,75 USD/đêm, tăng 44,8% so với năm 2012. Công suất phòng khả quan hơn trong năm 2012 đã thể hiện mối liên hệ chặt chẽ giữa cơ sở hạ tầng và hoạt động kinh doanh bất động sản. Các khách sạn ven biển thường có kết quả kinh doanh tốt, đặc biệt hấp dẫn du khách Trung Quốc, Nhật Bản và châu Âu tới vui chơi giải trí ở khu vui chơi có thưởng dành cho người nước ngoài Crowne, 2 sân golf đạt tiêu chuẩn quốc tế cùng các trung tâm spa khác.
Ông Adam Bury, Phó Giám đốc Thị trường vốn CBRE cho rằng: “Năm 2013 vẫn còn nhiều khó khăn cho thị trường bất động sản Việt Nam, nhưng Đà Nẵng tiếp tục khẳng định là một trong những “người hùng” thầm lặng của nền kinh tế và thị trường bất động sản đang dần cải thiện. Trong đó, đáng chú ý là hoạt động kinh doanh tốt hơn của cụm khách sạn và resort ven biển ở Đà Nẵng mà nền tảng là hạ tầng hàng không được cải thiện giúp Đà Nẵng khẳng định là điểm đến du lịch”.
Sân bay Đà Nẵng là cầu nối đưa khách du lịch đến với thành phố biển Đà Nẵng. Hiện có 50 chuyến bay quốc tế đi và đến Đà Nẵng mỗi tuần và gần 300 chuyến bay nội địa đưa lượng khách đến thành phố liên tục tăng. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch cho biết dự kiến trong năm 2013, thành phố đón khoảng 700.000 lượt khách quốc tế, trong đó riêng khách Trung Quốc chiếm 1/5. Trong 9 tháng đầu năm 2013, thành phố đã đón trên 102.400 lượt khách Trung Quốc. Con số này dự kiến sẽ tăng cao trong những tháng cuối năm, đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên đán sắp đến. Hiện Đà Nẵng có đường bay trực tiếp và 8 chuyến bay thuê bao đến Trung Quốc do nhiều hãng hàng không khai thác như Vietnam Airlines, China Eastern Airlines, Southern Airlines, Far Eastern Airlines. Nhìn nhận về tiềm năng này, ông Adwin Chong, Tổng Giám đốc Khách sạn Crowne Plaza, cho biết: “Đà Nẵng có sức hấp dẫn lớn với nhiều du khách Trung Quốc vì ẩm thực phong phú, chất lượng dịch vụ chu đáo, người dân thân thiện…”.
CBRE nhận định sẽ có thêm nhà đầu tư bước vào lĩnh vực bất động sản du lịch để khai thác những tiềm năng sẵn có. Thực tế, trong năm 2013 đã có một số nhà đầu tư bước vào lĩnh vực bất động sản ven biển. Công ty Bảo Phước, chủ đầu tư khu phức hợp Fusion Salter quy mô 20 tầng vừa được UBND thành phố cho phép mở rộng diện tích mặt bằng ven biển với diện tích 1.000m2 để làm dịch vụ thể thao biển. Dự án được kết nối hầm đi bộ băng qua đường Hoàng Sa. Khu resort P&I Đà Nẵng, sau khi đã đầu tư giai đoạn 1 với 31 biệt thự ven biển, chủ đầu tư Nhật Bản đã đề nghị đầu tư thêm 21 biệt thự và khu nhà phố nguyên mẫu phố cổ Hội An và 6 khu spa cùng các dịch vụ thể thao giải trí biển. Khu du lịch Bến Thành - Non Nước mở rộng diện tích, lập phương án đầu tư nâng cấp và cải tạo, bố trí thêm các căn hộ biệt thự, đầu tư khu tổ chức hội nghị. Công ty TNHH Daewon Cantavil - chủ đầu tư Khu đô thị quốc tế Đa Phước thay đổi phương án đầu tư với việc giảm diện tích sân golf để đầu tư biệt thự, nhà phố; chuyển việc đầu tư các căn hộ chung cư cao tầng thành các trung tâm giáo dục đào tạo, dịch vụ y tế chất lượng cao…
Việc đầu tư vào các dự án ven biển Đà Nẵng thực sự đang khẳng định hiệu quả, ở đó dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng là thế mạnh và dự báo các nhà đầu tư tiếp tục gặt hái nhiều thành công.
UBND thành phố cho biết, trong 9 tháng đầu năm 2013, thành phố đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư mới cho 30 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn cấp mới là 44,04 triệu USD. Các dự án mới tập trung vào ngành nghề, lĩnh vực phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội thành phố như dịch vụ, du lịch, sản xuất công nghiệp sử dụng công nghệ cao… Bên cạnh đó, có 15 dự án FDI điều chỉnh tăng vốn với tổng số vốn tăng thêm là 245,57 triệu USD. Cũng trong 9 tháng đầu năm 2013, vốn thực hiện của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố đạt 161,86 triệu USD, tập trung vào các lĩnh vực bất động sản, sản xuất công nghiệp với mục đích mở rộng sản xuất, nâng cấp dây chuyền công nghệ. |
Bài và ảnh: TRIỆU TÙNG
Theo Báo Đà Nẵng
Các bản tin khác
- Từ 1/7/2015, triển khai nhiều chính sách hỗ trợ về nhà ở
- Đà Nẵng - 40 năm xây dựng và phát triển (1975-2015)
- Đột phá từ đầu tư hạ tầng đô thị
- Soi năng lực Sun Group - nhà đầu tư sân bay Quảng Ninh 7.500 tỷ
- Gói 30.000 tỷ đồng được giải ngân đến 1/6/2016
- Xây dựng phương án bán 286 căn hộ chung cư
- VinaCapital đầu tư 50 triệu USD dự án khu biệt thự, khách sạn ven biển
- Quyết liệt thực hiện chủ đề Năm văn hóa văn minh đô thị
- Đẩy mạnh xã hội hóa công chứng - thể chế công chứng tiếp tục được tăng cường
- Bộ Xây dựng nắm tình hình triển khai quy hoạch đô thị Đà Nẵng
- Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt: 3 nơi đáng sống với người Mỹ về hưu
- Những kiểu nhà tuyệt đối không nên mua
- Cho vay kích cầu nhà ở
- Đồng thuận giải tỏa triển khai dự án Trung tâm thương mại chợ Cồn
- Top 10 công trình và sự kiện tạo dấu ấn 40 năm của Đà Nẵng
- Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Công chứng
- Sun Group trở thành nhà đầu tư xây sân bay Quảng Ninh
- Tháng 2, giao dịch BĐS thành công cao gấp đôi năm 2014
- Hội Công chứng thành phố Đà Nẵng tiến hành phiên họp Ban Chấp hành đầu năm 2015
- Tiếp cận đất đai thuận lợi