Trong văn bản góp ý với Bộ Tài chính về việc xác định thuế thu nhập cá nhân đối với chuyển nhượng bất động sản, Bộ Xây dựng cho rằng chỉ nên thống nhất một cách tính thuế là 2% trên giá chuyển nhượng.
Hiện nay, theo quy định của Bộ Tài chính, có 2 cách tính thuế thu nhập khi chuyển nhượng nhà đất đã được cấp giấy chứng nhận. Một là mức thuế suất bằng 25% tính trên thu nhập chuyển nhượng. Trường hợp giá ghi trên hợp đồng hoặc tờ khai thuế thu nhập cá nhân thấp hơn do Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh quy định hoặc không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp chứng minh giá vốn thì cơ quan thuế ấn định mức chuyển nhượng và tính thuế 2% trên giá đó.
Bộ Xây dựng cho rằng dự thảo mới nên sửa theo hướng chỉ áp dụng một cách tính là thuế suất 2% tính trên giá chuyển nhượng đối với trường hợp bên bán nhà đất là cá nhân. Việc làm trên nhằm tránh thất thu thuế cho nhà nước và hạn chế tiêu cực trong hoạt động thu thuế. Bên cạnh đó, thống nhất một cách tính cũng tạo điều kiện thuận tiện đơn giản trong xác định, kê khai của cá nhân và thu thuế của cơ quan thuế.
Theo cơ quan này, nhiều trường hợp bán nhà, đất của cá nhân, việc xác định giá vốn là rất khó khăn. Lý do là việc ghi giá bán trong hợp đồng có thể không phù hợp với giá thực tế. Nhiều khoản chi phí liên quan đến quá trình tạo lập, mua bán nhà đất như chi phí lãi vay, phí tư vấn, môi giới, quản lý… không thể được ghi nhận hợp lý vào giá vốn. Ngoài ra, giá trị nhà đất biến động theo thời gian do lạm phát, trượt giá, do các hoạt động đầu tư, cải tạo làm gia tăng giá nhà đất.
Bên cạnh đó, theo Bộ Xây dựng, nhiều trường hợp, người mua nhà sau một thời gian dài mới bán đi càng khó xác định giá vốn. Vì vậy, việc áp dụng mức thuế 25% trên số tiền chênh lệch giữa giá vốn cá nhân mua trước đó và giá họ bán lại là rất phức tạp, có thể làm phát sinh tiêu cực trong việc xác định và kê khai thuế, thu thuế.
Mặt khác, theo Bộ Xây dựng nếu vẫn áp dụng cả hai mức thuế suất 2% và 25% sẽ xảy ra các trường hợp mua bán nhà, đất tương tự nhau tại cùng một khu vực, do cùng một cơ quan thuế giải quyết nhưng áp dụng hai mức thuế khác nhau. Điều này dẫn đến sự nhìn nhận khác nhau từ phía người dân, không đảm bảo được sự đồng bộ, bình đẳng khi tính thuế.
Ngọc Tuyên
Theo Vnexpress
Các bản tin khác
- Doanh nghiệp địa ốc tránh “làm tất, ăn cả”
- Ngân hàng bảo lãnh giao dịch BĐS - Có khả thi?
- TS. Nguyễn Trí Hiếu: “Bất động sản là kênh đầu tư hấp dẫn nhất trong năm 2015”
- Đất Xanh 'bắt tay' Vietinbank triển khai hàng loạt dự án bất động sản
- Đầu cơ bất động sản tái xuất trước Tết
- Kiến nghị Thủ tướng điều chỉnh Quy hoạch chung Đà Nẵng đến năm 2030
- Ngày 21-1, giao lưu trực tuyến giá đất tăng, đóng thuế ra sao?
- Sẽ sớm có nghị định hướng dẫn Luật Nhà ở
- Thâu tóm bất động sản: Vì sao nhà đầu tư Việt “mạnh tay”?
- Vay gói 30.000 tỉ đồng: Không khó!
- Xây dựng người Đà Nẵng văn hóa, văn minh
- Không có chuyện luật cởi mở, nghị định thắt
- Thị trường BĐS TPHCM trên đà phục hồi
- Phố đêm 9 con thuyền, rộng 12.000 m2 bên bờ sông Hàn
- Bất động sản nhúc nhích: Người mua đừng theo phong trào
- “Cháy hàng” căn hộ nhà ở xã hội
- Đà Nẵng bán hơn 1.000 căn hộ nhà ở xã hội
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm việc với Thành ủy Đà Nẵng
- Chiến lược cho sự "chuyển mình mạnh mẽ" của bất động sản 2015
- Đầu cơ bất động sản tái xuất trước Tết