Đến tháng 11/2013, mới chỉ có 590 khách hàng cá nhân được giải ngân hơn 142 tỷ đồng từ gói cho vay hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ...
Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, mục tiêu quan trọng nhất của gói 30.000 tỷ là hướng đến hỗ trợ nhà ở cho người thu nhập thấp chứ không phải cứu thị trường bất động sản.
Thủ tướng Chính phủ vừa yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại đẩy mạnh giải ngân gói 30.000 tỷ cho doanh nghiệp và người dân vay để phát triển nhà.
Ngoài nội dung trên, trong Nghị quyết phiên họp tháng 11 của Chính phủ, Thủ tướng còn yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tập trung tháo gỡ khó khăn để đẩy nhanh lộ trình xử lý nợ xấu; tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, phù hợp với các cân đối vĩ mô, phối hợp với chính sách tài khoá hợp lý để giúp doanh nghiệp tiếp tục vay vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh trong dịp cuối năm.
Đối với Bộ Xây dựng, Thủ tướng yêu cầu sớm nghiên cứu, xây dựng phương án, kế hoạch nhân rộng mô hình nhà ở trong vùng lũ tại các địa bàn thương xuyên xảy ra lũ lụt; rà soát, sửa đổi các định mức kinh tế xây dựng để tránh thất thoát, lãng phí.
Trước đó, báo cáo trước Chính phủ tại cuộc họp thường kỳ tháng 11, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, cho biết thị trường bất động sản tuy còn khó khăn, nhưng đã có những chuyển biến, kết quả tích cực.
Cụ thể là tồn kho so với tháng 3 cuối quý 1/2013 đã giảm 28.000 tỷ đồng giá trị tồn kho (tương đương giảm 22%), hiện giá trị tồn kho còn khoảng 100 nghìn tỷ tồn kho, tất nhiên là chưa kể tồn kho dự án dở dang. Đơn cử như chỉ trong tháng 11 vừa qua, chủ đầu tư Vingroup đã có giao dịch 300 căn hộ tại Royal City, cho thấy thị trường đang dần ấm lên.
Bộ trưởng Dũng cũng khẳng định, chủ trương hỗ trợ thị trường bất động sản là đúng đắn, có chăng là do khâu thiết kế chính sách chưa hiệu quả.
“Chúng ta đều biết để tháo gỡ thì phải khắc phục lệch pha cung cầu, hàng phân khúc cao cấp thì cung nhiều, cầu thấp, trong khi đó nhà ở quy mô trung bình và nhỏ cung thiếu mà cầu cao”, Bộ trưởng Dũng nói.
Riêng về tiến độ giải ngân gói 30.000 tỷ, Bộ trưởng Dũng cho biết, đây là gói tín dụng cho vay để hỗ trợ nhà ở, trong đó mục tiêu chính là hướng tới người dân thu nhập thấp chứ không phải là mục tiêu để cứu thị trường bất động sản, do đó tốc độ giải ngân có phần chậm.
Trong khi đó, theo số liệu cập nhật của Vụ Tín dụng (Ngân hàng Nhà nước), đến thời điểm đầu tháng 11/2013, đã có 619 khách hàng cá nhân được cam kết cho vay và 590 khách hàng được giải ngân với số tiền hơn 142 tỷ đồng từ gói cho vay hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ đồng của Chính phủ. Theo các chuyên gia kinh tế, so với giá trị 30.000 tỷ đồng của gói hỗ trợ, giá trị giải ngân sau gần 6 tháng như vậy là quá "khiêm tốn".
Bảo Anh
Các bản tin khác
- Doanh nghiệp bất động sản rục rịch đón khách ngoại
- Ngân hàng vẫn dùng “tiểu xảo” lãi suất cho vay
- Cấp bách xây nhà ga quốc tế sân bay Đà Nẵng
- Bố trí TĐC cho các hộ giải tỏa khu vực chợ Cồn trước Tết âm lịch 2016
- Bất động sản nhen nhóm tăng giá: “Con dao hai lưỡi”
- Bất động sản “hạng thương gia” vẫn hút khách
- ĐỂ “ĐẤT VÀNG” THÀNH CƠ HỘI VÀNG Đà Nẵng quy hoạch kéo dài dòng sông
- Điều chỉnh quy hoạch Trung tâm thương mại chợ Cồn
- Hướng dẫn mới về sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước
- Thị trường bất động sản có phất ảo?
- Vì sao Đà Nẵng hủy chủ trương hỗ trợ lãi suất cho người nộp tiền sử dụng đất?
- Đưa dự án giải tỏa khu dân cư khu vực chợ Cồn vào danh sách các công trình trọng điểm
- Đà Nẵng: Giá căn hộ cao nhất tới 73 triệu đồng/m2
- Hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng
- Sợ luật mới: Ồ ạt lập DN nhà đất 'hạng gà, hạng lông'
- Chính phủ chỉ đạo gỡ khó vốn cho bất động sản
- Làng xứ Quảng nói giọng... Sài Gòn
- Nhiều công trình trọng điểm chậm tiến độ
- Chờ hệ số K
- Nỗi lòng của nhà đầu tư bất động sản nước ngoài