Gần 400 hộ dân trong khu dân cư (KDC) Bình Kỳ và Bá Tùng (phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn) rất bức xúc trước tình trạng quy hoạch “treo”, gây nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.
![]() |
San lấp đất dự án biến khu dân cư thành ao cạn, ngập cục bộ mỗi khi mưa lớn. |
Theo đơn phản ánh của người dân, dự án Khu đô thị sinh thái sông Cổ Cò do Công ty CP Đầu tư Tài chính Bảo hiểm dầu khí làm chủ đầu tư, triển khai từ năm 2010, đến nay bị ngưng trệ. Sau khi công bố quy hoạch, thu hồi đất màu (nông nghiệp), chủ đầu tư tiến hành san lấp mặt bằng, biến cánh đồng trước đây thành bãi đất mới rộng rãi rồi... để đó. Điều đáng nói, trong khi KDC Bình Kỳ và Bá Tùng (nằm trong lòng dự án) chưa được kiểm định, di dời, giải tỏa, việc san lấp mặt bằng nói trên biến nơi đây thành vùng trũng lọt giữa các bãi đất mới. Các mương thoát nước tự nhiên trước đây chảy thoát ra sông bị lấp bít. Vì vậy, mỗi khi có mưa lớn, KDC trên trở thành túi đựng nước, không có lối thoát, lâu ngày thành úng trũng, gây ô nhiễm môi trường, phát sinh ruồi, muỗi và xuất hiện các ổ dịch sốt xuất huyết...
Ông Nguyễn Đức, Phó Chủ tịch UBND phường Hòa Quý, cho biết khu vực Bình Kỳ và Bá Tùng trước đây nối từ KDC ra sông có cánh đồng Tùng Lâm. Việc thoát nước tự nhiên từ các mương dẫn chảy từ trong KDC ra sông thuận lợi. Sau khi dự án triển khai đã lấp hết khu vực cách đồng và dẫn đến tình trạng ứ đọng nước như hiện nay. “UBND nhiều lần phản ánh lên các cấp và đơn vị chủ đầu tư, nhưng việc đắp đất, san nền được tiến hành bởi đất đã trở thành... của người ta, ưa làm gì thì làm, mình không can thiệp được, chỉ mỗi khi có sự cố ngập úng thì mới phối hợp cùng giải quyết”, ông Đức nói.
Ông Nguyễn Văn Phát, tổ trưởng tổ 12 phường Hòa Quý, cho biết người dân trong tổ rất bức xúc trước tình trạng dự án “treo” dẫn đến nhiều hệ lụy phát sinh, nhất là ô nhiễm môi trường, khó khăn về cơi nới, sửa sang và xây dựng nhà ở kiên cố để phòng chống bão.
Dự án nói trên triển khai san lấp mặt bằng, kéo dài qua 11 tổ dân phố (12, 13, 14, 15, 16...) từ khu Bình Kỳ đến Bá Tùng, phường Hòa Quý, như một con đê bao quanh khu dân cư gần 400 hộ dân. Bà Hồ Thị Thải, ở Bình Kỳ, bức xúc rằng: “Dự án triển khai thì dân sẵn sàng giao đất, nhưng giao xong rồi thì dự án lại bỏ không. Dân đã “nhường” đất sản xuất rồi, giờ lại bị dự án hành thêm bởi việc bị “bao vây” bởi con đê nhân họa nữa. Không triển khai nữa thì trả đất, trả lại cuộc sống trước đây cho dân nhờ”.
Tình trạng dự án “treo” ở nhiều nơi trên địa bàn Đà Nẵng có những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Song, không chỉ chính quyền các cấp, bản thân các chủ đầu tư dự án phải có trách nhiệm với thái độ tích cực để giảm thiểu khó khăn trong cuộc sống của người dân.
Bài và ảnh: MINH SƠN
Các bản tin khác
- Hơn 14,2 tỷ đồng đầu tư tuyến đường Vương Thừa Vũ (đoạn từ Phó Đức Chính đến Ngô Quyền)
- Vốn ngoại đổ vào địa ốc
- Trên 96% diện tích đất đã được cấp GCN quyền sử dụng đất
- Kinh doanh BĐS: Phục vụ "thượng đế" còn lắm gian nan
- Khó có 'bong bóng' nhà đất
- Bất động sản cao cấp và nhân tố không gian xanh
- Sếp lớn bất động sản nói gì về triển vọng thị trường?
- Xã hội hóa đầu tư khu Liên hợp thể thao
- Chưa vội định đoạt số phận sân Chi Lăng trong 5 năm tới
- Đà Nẵng mới chỉ bán được 24 căn hộ chung cư 12 tầng Nại Hiên Đông
- Ôtô Toyota, Honda chỉ còn 300 triệu?
- Bồi thường thu hồi đất: Khác gì so với trước?
- Giá đất tái định cư một số khu dân cư trên địa bàn 2 quận Ngũ Hành Sơn và Liên Chiểu
- Giao dịch bất động sản giảm nhẹ trong tháng 9
- Thấp thỏm chờ di dời ga Đà Nẵng (2)
- Những chính sách có hiệu lực từ tháng 10-2015
- Sở Xây dựng TP.HCM thống nhất giảm nhiều thủ tục cho Việt kiều mua nhà
- Lý do người Đà Nẵng thích mua đất nền
- Ngũ Hành Sơn - Sự chuyển mình mạnh mẽ
- Hoà Xuân, “điểm nóng” mới của bất động sản Đà Nẵng