Gần 400 hộ dân trong khu dân cư (KDC) Bình Kỳ và Bá Tùng (phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn) rất bức xúc trước tình trạng quy hoạch “treo”, gây nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.
San lấp đất dự án biến khu dân cư thành ao cạn, ngập cục bộ mỗi khi mưa lớn. |
Theo đơn phản ánh của người dân, dự án Khu đô thị sinh thái sông Cổ Cò do Công ty CP Đầu tư Tài chính Bảo hiểm dầu khí làm chủ đầu tư, triển khai từ năm 2010, đến nay bị ngưng trệ. Sau khi công bố quy hoạch, thu hồi đất màu (nông nghiệp), chủ đầu tư tiến hành san lấp mặt bằng, biến cánh đồng trước đây thành bãi đất mới rộng rãi rồi... để đó. Điều đáng nói, trong khi KDC Bình Kỳ và Bá Tùng (nằm trong lòng dự án) chưa được kiểm định, di dời, giải tỏa, việc san lấp mặt bằng nói trên biến nơi đây thành vùng trũng lọt giữa các bãi đất mới. Các mương thoát nước tự nhiên trước đây chảy thoát ra sông bị lấp bít. Vì vậy, mỗi khi có mưa lớn, KDC trên trở thành túi đựng nước, không có lối thoát, lâu ngày thành úng trũng, gây ô nhiễm môi trường, phát sinh ruồi, muỗi và xuất hiện các ổ dịch sốt xuất huyết...
Ông Nguyễn Đức, Phó Chủ tịch UBND phường Hòa Quý, cho biết khu vực Bình Kỳ và Bá Tùng trước đây nối từ KDC ra sông có cánh đồng Tùng Lâm. Việc thoát nước tự nhiên từ các mương dẫn chảy từ trong KDC ra sông thuận lợi. Sau khi dự án triển khai đã lấp hết khu vực cách đồng và dẫn đến tình trạng ứ đọng nước như hiện nay. “UBND nhiều lần phản ánh lên các cấp và đơn vị chủ đầu tư, nhưng việc đắp đất, san nền được tiến hành bởi đất đã trở thành... của người ta, ưa làm gì thì làm, mình không can thiệp được, chỉ mỗi khi có sự cố ngập úng thì mới phối hợp cùng giải quyết”, ông Đức nói.
Ông Nguyễn Văn Phát, tổ trưởng tổ 12 phường Hòa Quý, cho biết người dân trong tổ rất bức xúc trước tình trạng dự án “treo” dẫn đến nhiều hệ lụy phát sinh, nhất là ô nhiễm môi trường, khó khăn về cơi nới, sửa sang và xây dựng nhà ở kiên cố để phòng chống bão.
Dự án nói trên triển khai san lấp mặt bằng, kéo dài qua 11 tổ dân phố (12, 13, 14, 15, 16...) từ khu Bình Kỳ đến Bá Tùng, phường Hòa Quý, như một con đê bao quanh khu dân cư gần 400 hộ dân. Bà Hồ Thị Thải, ở Bình Kỳ, bức xúc rằng: “Dự án triển khai thì dân sẵn sàng giao đất, nhưng giao xong rồi thì dự án lại bỏ không. Dân đã “nhường” đất sản xuất rồi, giờ lại bị dự án hành thêm bởi việc bị “bao vây” bởi con đê nhân họa nữa. Không triển khai nữa thì trả đất, trả lại cuộc sống trước đây cho dân nhờ”.
Tình trạng dự án “treo” ở nhiều nơi trên địa bàn Đà Nẵng có những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Song, không chỉ chính quyền các cấp, bản thân các chủ đầu tư dự án phải có trách nhiệm với thái độ tích cực để giảm thiểu khó khăn trong cuộc sống của người dân.
Bài và ảnh: MINH SƠN
Các bản tin khác
- Đà Nẵng: Ra mắt giai đoạn 2 dự án Kim Long City - Khu E
- Bốn bộ bàn pháp lý condotel
- Lý do người Việt thích gom mua đất
- Bàn cách gỡ khó cho condotel
- Hoán đổi, thu hồi các khu đất, dự án để phục vụ công cộng
- Sớm nghiên cứu, triển khai khu vui chơi giải trí về đêm
- Xu hướng thị trường bất động sản 2018–2019: 3 cơ hội , 4 thách thức, 5 xu hướng
- Thị trường bất động sản: Minh bạch... là vàng
- Dự án di dời ga Đà Nẵng: Còn nhiều khúc mắc
- Giá đất tái định cư tại một số dự án
- Sớm triển khai dứt điểm các dự án tồn đọng
- Giáo sư đại học Harvard nói gì về bất động sản Việt Nam?
- Luật sư mách nước để tránh chuyện "mua đầu dê, nhận thịt chó" khi nhận bài giao căn hộ
- CEO ngoại nêu 3 lý do khiến condotel hấp dẫn
- Đà Nẵng kêu gọi “Hiến kế xây dựng thành phố thông minh"
- Hoa tươi và quà tặng hút khách dịp 8-3
- Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 ra đời như thế nào?
- Nhiều điểm mới tại lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2018
- Ưu đãi chưa từng có dành tặng du khách vui chơi Sun World Danang Wonders
- “Bỏng tay” tại dự án Halla Jade Residence Đà Nẵng