Thủ tướng đồng ý xem xét mở quy định cho đối tượng nước ngoài được mua nhà ở Việt Nam theo hạn định.
Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng. Ảnh: Linh Thư |
Dự thảo luật Nhà ở sửa đổi được Chính phủ bàn thảo trong phiên họp về xây dựng pháp luật ngày 25/12.
Theo Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng, dự thảo dự kiến sửa đổi làm rõ hơn các quy định về quản lý, sử dụng nhà chung cư, đặc biệt là việc cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ để đáp ứng các yêu cầu quản lý các khu nhà chung cư, giải quyết các vướng mắc, tồn tại trong việc phá dỡ, xây dựng lại các nhà chung cư cũ, xuống cấp, nguy hiểm.
Nhưng một trong những vấn đề quan trọng có tính quyết định đó là nguồn vốn. Theo Bộ trưởng, các nhà ở có tuổi đời 100 năm như ở Hà Nội bán cho các cá nhân hộ gia đình sử dụng, giờ muốn sửa chữa thì dân không nộp tiền. Và Nhà nước phải bỏ tiền xây dựng.
Do đó, dự thảo luật cũng sẽ thiết kế các quy định cho phép hình thành hệ thống tài chính nhà ở đầy đủ và hiệu quả nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc huy động các nguồn lực tài chính ổn định, dài hạn với lãi suất phù hợp cho phát triển nhà ở, kể cả vốn cho đầu cung và tín dụng cho đầu cầu, thay vì trước đây nguồn vốn cho nhà ở chủ yếu từ các tổ chức tín dụng thương mại với nguồn vốn vay ngắn hạn, lãi suất cao.
Khó?
Đề cập cụ thể, Bộ trưởng Xây dựng so sánh vay mua nhà ở các nước lãi suất rất thấp chỉ từ 1-3%. Trong khi gói 30000 tỉ có mục tiêu tốt nhưng lãi suất vẫn rất cao, đến 6% nên theo ông cần có các định chế chuyên biệt như Quỹ Phát triển nhà ở ở Singapore bắt buộc người mua nhà phải đóng góp để được mua nhà.
Về một mô hình mà ông tạm gọi là ngân hàng tiết kiệm nhà ở, Bộ trưởng cho hay hiện nay việc cấp vốn cho nhà ở chủ yếu từ thuế, NSNN, hoặc từ người dân, các thành phần kinh tế mua nhà, muốn có nhà ở. Đa số dân thiếu nguồn lực để có nhà ở. Việc tạo lập nhà ở chủ yếu dựa vào việc vay của ngân hàng thương mại, nơi vốn cho vay không nhiều, tổng cho vay dư nợ với bất động sản không quá 10%.
Do đó, nêu Việt Nam có một mô hình kiểu ngân hàng tiết kiệm nhà ở hoạt động theo cơ chế tín dụng thương mại nhưng chỉ dành riêng cho lĩnh vực nhà ở, cho vay, thuê mua nhà ở thì sẽ ổn định lâu dài hơn. Trong khi vốn nhàn rỗi được dùng mua trái phiếu chính phủ hoặc trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh để được an toàn. Theo ông có thể tiến hành thực hiện thí điểm để xem xét tính hiệu quả.
Tuy nhiên, đại diện Ngân hàng Nhà nước VN cho rằng có hai vấn đề nằm ở khâu kỹ thuật và pháp lý. Một mô hình ngân hàng như trên cho vay với kỳ hạn phải dài, nhưng lại liên quan câu chuyện biến động lãi suất và giá cả bất động sản chưa ổn định như ở Việt Nam. Do đó, sẽ khó thực hiện nếu không có sự hỗ trợ từ vĩ mô và mô hình này không thể hoạt động theo dạng ngân hàng thương mại, chỉ có thể là dạng ngân hàng chính sách Nhà nước.
Trong khi đó về pháp lý, cần có điều kiện cụ thể để chứng minh sự cần thiết của mô hình ngân hàng trên. Theo vị đại diện trên, điều kiện hiện nay chưa phù hợp, cần thêm thời gian để đón điểm khả thi của chính sách. Nhưng trong lúc đón thời điểm chin, có thể tiến hành thí điểm để có kinh nghiệm thực tiễn.
Mở cho người nước ngoài mua nhà?
Một trong những nội dung của dự thảo luật sửa đổi đó là mở rộng đối tượng và điều kiện được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài để thu hút nhân tài, nguồn lực, kinh nghiệm cho đầu tư, phát triển đất nước.
Bộ trưởng KH&ĐT Bùi Quang Vinh phản ánh hiện có nhiều cộng đồng người nước ngoài lớn tại Việt Nam như cộng đồng người Hàn Quốc đến 130.000 người. Nhưng họ phản ánh sống và làm việc lâu dài tại Việt Nam không thể mua được nhà mà phải đi thuê.
Theo ông, nên chăng mở quy định có thể cho những đối tượng này mua nhà với hạn định 50-70 năm theo luật pháp Việt Nam, hết hạn thì thôi. Trong khi đó nhiều biệt thự để trống mà số lượng người nước ngoài vào sống và làm việc ở Việt Nam ngày càng tăng lên.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng ý xem xét mở quy định cho đối tượng nước ngoài được mua nhà ở Việt Nam theo hạn định. Đó cũng là cách khuyến khích đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam thuận lợi. Nếu không việc quản lý nhập nhằng cũng sẽ rất khó. Ông cho hay, quan trọng là dùng chính sách thuế quản lý đối với các hoạt động mua đi bán lại, kể cả ở không cũng thu thuế như kinh nghiệm nước ngoài từng làm.
Linh Thư
Các bản tin khác
- Văn phòng dịch vụ cho thuê - xu hướng mới đón đầu TPP
- 'Mua' lại Phòng công chứng nhà nước với giá 1,8 tỉ đồng
- Thị trường BĐS tháng 11/2015 khá ổn định, giá cả ít biến động
- Chính phủ yêu cầu xây dựng hệ thống thông tin bất động sản
- Đà Nẵng hạ giá bán căn hộ chung cư nhà nước
- Cấm thông tin “ảo”, thị trường bất động sản liệu có minh bạch?
- Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2015
- Thị trường bất động sản: Thẩm thấu tốt, không lo bong bóng
- Khu đô thị FPT Đà Nẵng: 1,6 tỷ đồng sở hữu một căn nhà phố thông minh
- Sẽ lập hệ thống thông tin nhà ở thống nhất trên toàn quốc
- Thay đổi quan điểm trong sở hữu bất động sản
- Kiến nghị kéo dài thời gian “giải cứu” bất động sản
- Thi công công viên tại bãi đỗ xe ngầm đường Hùng Vương
- Quốc hội thông qua nhiều luật quan trọng
- 3 lưu ý khi chọn mua căn hộ cao cấp
- Dấu ấn cá nhân của nhà đầu tư bất động sản
- Cầu chưa xây, đất đã bị “thổi giá lên trời”
- Địa ốc đón TPP: Cơ hội mới, nhu cầu mới
- Ngân hàng ‘kết hôn’ chặt với địa ốc
- Giá đất Đà Nẵng tăng mạnh