Thủ tướng đồng ý xem xét mở quy định cho đối tượng nước ngoài được mua nhà ở Việt Nam theo hạn định.
Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng. Ảnh: Linh Thư |
Dự thảo luật Nhà ở sửa đổi được Chính phủ bàn thảo trong phiên họp về xây dựng pháp luật ngày 25/12.
Theo Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng, dự thảo dự kiến sửa đổi làm rõ hơn các quy định về quản lý, sử dụng nhà chung cư, đặc biệt là việc cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ để đáp ứng các yêu cầu quản lý các khu nhà chung cư, giải quyết các vướng mắc, tồn tại trong việc phá dỡ, xây dựng lại các nhà chung cư cũ, xuống cấp, nguy hiểm.
Nhưng một trong những vấn đề quan trọng có tính quyết định đó là nguồn vốn. Theo Bộ trưởng, các nhà ở có tuổi đời 100 năm như ở Hà Nội bán cho các cá nhân hộ gia đình sử dụng, giờ muốn sửa chữa thì dân không nộp tiền. Và Nhà nước phải bỏ tiền xây dựng.
Do đó, dự thảo luật cũng sẽ thiết kế các quy định cho phép hình thành hệ thống tài chính nhà ở đầy đủ và hiệu quả nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc huy động các nguồn lực tài chính ổn định, dài hạn với lãi suất phù hợp cho phát triển nhà ở, kể cả vốn cho đầu cung và tín dụng cho đầu cầu, thay vì trước đây nguồn vốn cho nhà ở chủ yếu từ các tổ chức tín dụng thương mại với nguồn vốn vay ngắn hạn, lãi suất cao.
Khó?
Đề cập cụ thể, Bộ trưởng Xây dựng so sánh vay mua nhà ở các nước lãi suất rất thấp chỉ từ 1-3%. Trong khi gói 30000 tỉ có mục tiêu tốt nhưng lãi suất vẫn rất cao, đến 6% nên theo ông cần có các định chế chuyên biệt như Quỹ Phát triển nhà ở ở Singapore bắt buộc người mua nhà phải đóng góp để được mua nhà.
Về một mô hình mà ông tạm gọi là ngân hàng tiết kiệm nhà ở, Bộ trưởng cho hay hiện nay việc cấp vốn cho nhà ở chủ yếu từ thuế, NSNN, hoặc từ người dân, các thành phần kinh tế mua nhà, muốn có nhà ở. Đa số dân thiếu nguồn lực để có nhà ở. Việc tạo lập nhà ở chủ yếu dựa vào việc vay của ngân hàng thương mại, nơi vốn cho vay không nhiều, tổng cho vay dư nợ với bất động sản không quá 10%.
Do đó, nêu Việt Nam có một mô hình kiểu ngân hàng tiết kiệm nhà ở hoạt động theo cơ chế tín dụng thương mại nhưng chỉ dành riêng cho lĩnh vực nhà ở, cho vay, thuê mua nhà ở thì sẽ ổn định lâu dài hơn. Trong khi vốn nhàn rỗi được dùng mua trái phiếu chính phủ hoặc trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh để được an toàn. Theo ông có thể tiến hành thực hiện thí điểm để xem xét tính hiệu quả.
Tuy nhiên, đại diện Ngân hàng Nhà nước VN cho rằng có hai vấn đề nằm ở khâu kỹ thuật và pháp lý. Một mô hình ngân hàng như trên cho vay với kỳ hạn phải dài, nhưng lại liên quan câu chuyện biến động lãi suất và giá cả bất động sản chưa ổn định như ở Việt Nam. Do đó, sẽ khó thực hiện nếu không có sự hỗ trợ từ vĩ mô và mô hình này không thể hoạt động theo dạng ngân hàng thương mại, chỉ có thể là dạng ngân hàng chính sách Nhà nước.
Trong khi đó về pháp lý, cần có điều kiện cụ thể để chứng minh sự cần thiết của mô hình ngân hàng trên. Theo vị đại diện trên, điều kiện hiện nay chưa phù hợp, cần thêm thời gian để đón điểm khả thi của chính sách. Nhưng trong lúc đón thời điểm chin, có thể tiến hành thí điểm để có kinh nghiệm thực tiễn.
Mở cho người nước ngoài mua nhà?
Một trong những nội dung của dự thảo luật sửa đổi đó là mở rộng đối tượng và điều kiện được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài để thu hút nhân tài, nguồn lực, kinh nghiệm cho đầu tư, phát triển đất nước.
Bộ trưởng KH&ĐT Bùi Quang Vinh phản ánh hiện có nhiều cộng đồng người nước ngoài lớn tại Việt Nam như cộng đồng người Hàn Quốc đến 130.000 người. Nhưng họ phản ánh sống và làm việc lâu dài tại Việt Nam không thể mua được nhà mà phải đi thuê.
Theo ông, nên chăng mở quy định có thể cho những đối tượng này mua nhà với hạn định 50-70 năm theo luật pháp Việt Nam, hết hạn thì thôi. Trong khi đó nhiều biệt thự để trống mà số lượng người nước ngoài vào sống và làm việc ở Việt Nam ngày càng tăng lên.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng ý xem xét mở quy định cho đối tượng nước ngoài được mua nhà ở Việt Nam theo hạn định. Đó cũng là cách khuyến khích đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam thuận lợi. Nếu không việc quản lý nhập nhằng cũng sẽ rất khó. Ông cho hay, quan trọng là dùng chính sách thuế quản lý đối với các hoạt động mua đi bán lại, kể cả ở không cũng thu thuế như kinh nghiệm nước ngoài từng làm.
Linh Thư
Các bản tin khác
- Thêm 14 đoạn, tuyến đường cấm đỗ xe theo ngày chẵn, ngày lẻ
- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch các dự án đang triển khai ven sông Hàn
- "Nóng" hội thảo phản biện dự án ven sông Hàn
- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch các dự án đang triển khai ven sông Hàn
- Ngày 2-9: Khởi công dự án cụm nút giao thông phía Tây cầu Trần Thị Lý
- Người mua lại căn hộ tại chung cư An Trung 2 có thể bị mất trắng?
- Vụ án Công ty Quảng Đà lừa bán “đất ma”: “Đệ tử ruột” của siêu lừa Nguyễn Thị Bích Thuận sa lưới
- Cò tháo lui, giá đất Đà Nẵng hạ nhiệt
- Thủ tướng: Nghiên cứu cấp “sổ đỏ” cho loại hình bất động sản mới
- Cần siết chặt quản lý sàn giao dịch bất động sản
- Chuyển hướng thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp
- Đề nghị hồ thủy điện báo cáo kế hoạch tích nước định kỳ 10 ngày liên tục
- Thông tuyến sông Cổ Cò kết nối Đà Nẵng- Hội An trước tháng 9-2020
- Từ 13-5 đến 17-7, tạm dừng hoạt động Cảng Sông Hàn
- Xử lý việc tung tin đồn gây sốt đất ảo
- Chi phí không chính thức đang đè nặng lên doanh nghiệp
- Cần siết chặt quản lý sàn giao dịch bất động sản
- Đề xuất giải pháp thanh toán nợ tiền chuyển quyền sử dụng đất
- Quy định mới về lệ phí trước bạ nhà đất, ô-tô
- Dự thảo hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng từ 1-7-2019