Tới đây, công chứng viên có thể được chứng nhận bản dịch, chứng thực chữ ký và bản sao giấy tờ, văn bản.
Khi cần thiết thì có thể giải thể PCC
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý, hiện có hai luồng ý kiến khác nhau xung quanh quy định về việc chuyển đổi mô hình này.
Ý kiến thứ nhất cho rằng: Trong việc chuyển đổi PCC thành VPCC sẽ rất khó xác định cách thức tiến hành chuyển đổi. Vì hoạt động của các PCC hay VPCC chủ yếu theo mô hình đối nhân (dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty hợp danh, không có thành viên góp vốn) nên khó có thể chuyển đổi hình thức để cổ phần hóa như đối với các đơn vị sự nghiệp thông thường. Do đó luật chỉ nên quy định ở những nơi mà hoạt động công chứng đã được xã hội hóa ở mức độ cao, không cần thiết duy trì PCC thì UBND cấp tỉnh sẽ xem xét, thực hiện việc giải thể PCC đó.
Làm thủ tục công chứng tại Phòng Công chứng số 2, TP.HCM. Ảnh: HTD
Ý kiến thứ hai lại khẳng định: Việc chuyển đổi PCC thành VPCC là phù hợp và vẫn đáp ứng tốt nhu cầu của người dân. Hơn nữa, nếu thực hiện có thể sẽ thu về một nguồn kinh phí bổ sung cho ngân sách nhà nước từ việc chuyển đổi này.
Thể hiện quan điểm của cơ quan thẩm tra dự thảo luật, ông Lý cho rằng quy định như luồng ý kiến thứ nhất là phù hợp. Bởi PCC chỉ được thành lập và duy trì khi không có VPCC hoặc các văn phòng này chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người dân. “Trường hợp xét thấy mức độ xã hội hóa của hoạt động công chứng đã tương xứng với nhu cầu tại địa phương, không cần duy trì PCC thì UBND cấp tỉnh cần xem xét, thực hiện việc giải thể PCC” - ông Lý nói.
Được chứng thực chữ ký
Đối với quy định về việc mở rộng phạm vi hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng, của công chứng viên (CCV), nhiều ý kiến tỏ ra tán thành với việc giao cho CCV thực hiện các công việc mang tính chất chứng thực. Cũng có ý kiến đề nghị giao lại cho CCV thực hiện việc chứng nhận bản dịch giấy tờ, chứng thực chữ ký, chứng thực bản sao như các cơ quan hành chính nhà nước theo quy định của Nghị định 79/2007 để tạo thuận tiện cho người dân cũng như giảm áp lực công việc cho các cơ quan hành chính.
“Việc giao cho các tổ chức hành nghề công chứng và CCV nhiệm vụ chứng nhận bản dịch, chứng thực chữ ký và bản sao giấy tờ, văn bản như các cơ quan hành chính nhà nước đang làm hiện nay sẽ tạo thuận lợi hơn cho người dân trong việc lựa chọn và tiếp cận loại hình dịch vụ công này, đồng thời cũng không trái với các nguyên tắc cơ bản của Liên minh Công chứng Thế giới mà Việt Nam mới tham gia làm thành viên” - ông Lý nói. Đồng thời, ông Lý cũng đề nghị chỉnh lý dự thảo luật theo hướng quy định CCV được thực hiện việc chứng nhận bản dịch giấy tờ, đồng thời được chứng thực bản sao từ bản chính và chứng thực chữ ký nhưng chỉ giới hạn đối với các giấy tờ, tài liệu liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà mình công chứng. Còn phòng tư pháp cấp huyện và UBND cấp xã vẫn thực hiện các công việc chứng thực theo quy định tại Nghị định 79/2007.
THÀNH VĂN
http://plo.vn/
Các bản tin khác
- Lộ diện chuỗi đô thị du lịch ven biển miền Trung
- Khẩn trương vận động dân giải tỏa để thi công nút giao thông Túy Loan
- Tổ hợp spa, du lịch, giải trí tại dự án 11.000 tỷ đồng
- Cẩn trọng với những dự án bất động sản “lúa non”
- Đất Nam Đà Nẵng tăng nhiệt trở lại sau chủ trương tái khởi động dự án Làng Đại học
- Thí điểm chủ trương bán thuê mua nhà chung cư cho cán bộ công chức: Hộ thuê nhà đồng tình cao
- Thêm 2 dự án đủ điều kiện bán nhà ở
- Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 3-2017
- Du lịch Đà Nẵng chưa bao giờ hấp dẫn đến thế!
- Tạo điều kiện tối đa để FPT triển khai thành công các dự án trên địa bàn
- “Sốt đất” đã lan đến Hòa Hiệp Bắc!
- Bất động sản Đà Nẵng tiếp tục tăng nhiệt bất chấp “tháng Giêng ăn chơi”
- Môi giới bất động sản và câu chuyện niềm tin
- Triển khai giải pháp hạn chế thanh toán bằng tiền mặt
- Đầu tư sinh lời từ căn hộ condotel
- Vốn Nhật chào hàng cùng dự án bom tấn
- Bất động sản Đà Nẵng "nóng" từ đầu năm 2017
- Cuộc đua đầu tư căn hộ tầm trung
- Chen chúc mua nhà đất dịp đầu năm
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Chấm dứt quy hoạch "treo" 20 năm dự án Làng ĐH Đà Nẵng