Người tiêu dùng Việt Nam đang phải trả đắt hơn tới gần 300 triệu đồng cho một chiếc xe ô tô so với các thị trường trong khu vực, theo nhận xét của Viện Nghiên cứu chiến lược và chính sách công nghiệp, Bộ Công thương.
Bản báo cáo mà Viện này gửi tới Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì ngày 11-4 cho biết, giá xe ở Việt Nam đang “cao hơn nhiều” so với giá xe của các nước trong khu vực, như Thái Lan hoặc Indonesia, từ 50-300 triệu đồng mỗi chiếc tùy từng loại xe.
Lý do cơ bản là chi phí sản xuất lớn hơn, và mức thuế tiêu thụ đặc biệt của Việt Nam với dòng xe dưới 9 chỗ cao hơn so với mức thuế của các nước trong khu vực.
Người tiêu dùng Việt Nam vẫn đang phải trả giá đắt cho xe ô tô. |
Hiện tại, công nghiệp ô tô vẫn được bảo hộ với hàng rào thuế nhập khẩu từ 15-60%, và ô tô lắp ráp trong nước mới chỉ đáp ứng được 60-70% nhu cầu thị trường, khoảng 100.000 xe các loại mỗi năm.
Thị trường trong nước đang còn rất nhỏ. Chẳng hạn, năm 2012, thị trường xe ô tô của Việt Nam chỉ bằng một nửa của Phillippines, 1/5 của Malaysia, và 1/24 của Thái Lan.
Viện cảnh báo, ngành công nghiệp lắp ráp ô tô của Việt Nam đang đối diện với một tương lai ảm đạm nếu không có chính sách tốt ngay từ bây giờ.
Năm 2018 là năm bản lề của công nghiệp ô tô Việt Nam khi thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc từ Asean vào Việt Nam giảm về mức 0%. Việt Nam chỉ còn chưa đầy 5 năm để chuẩn bị và tăng cường năng lực cạnh tranh của công nghiệp ô tô trong nước.
Nếu không tận dụng khoảng thời gian ngắn ngủi còn lại, Việt Nam sẽ rơi vào tình trạng của Phillippines vài năm trước, khi thị trường chưa phát triển, chính sách không rõ ràng khiến các nhà lắp ráp rút khỏi thị trường chuyển sang nhập khẩu, và đến khi nhu cầu tiêu dùng ô tô bùng nổ, ô tô sẽ được nhập khẩu về để đáp ứng nhu cầu trong nước gây thâm hụt cán cân thương mại nghiêm trọng.
Tại hội nghị, đại diện của Tập đoàn ô tô Trường Hải hi vọng rằng, ngành công nghiệp ô tô cần được xem là ngành trọng điểm. Chính phủ cần hoàn thiện và ban hành quy hoạch ngành này đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030.
Vị đại diện này nhận xét, nếu có chính sách lành mạnh, quy mô thị trường sẽ đạt mức 400.000 xe đến năm 2020.
Tư Hoàng
(Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn)
Các bản tin khác
- Nhà đất: Chỗ đắt, nơi ế
- Cho phép chuyển quyền sử dụng đất tại dự án Khu đô thị sinh thái ven sông Hòa Xuân
- Bong bóng BĐS - ngân hàng: Tội đồ và nạn nhân
- Thị trường BĐS và vàng - Cục diện cuộc chơi sẽ thay đổi?
- Đầu tư BĐS trước đợt "sóng thần"
- Lựa chọn cây trồng mang lại vận may
- Mở van tín dụng cho bất động sản, tiêu dùng
- Tín dụng đen” mang rủi ro lớn cho người cho vay và đi vay
- Nhìn nhận rạch ròi chuyện đất đai
- Đà Nẵng: Kinh hoàng "tín dụng đen"
- Đà Nẵng: Một số quy định mới về tách, hợp thửa đất ở Đà Nẵng
- Ban hành nghị định giảm thuế cho doanh nghiệp và cá nhân
- Đà Nẵng nở rộ “tín dụng đen”
- Chủ động trước cơn vỡ nợ!
- Vỡ nợ - hậu quả của tâm lý hám lợi
- Doanh nghiệp bất động sản tại Đà Nẵng đạt giải cao về thương hiệu và uy tín
- Đăng ký bất động sản và vấn đề minh bạch hóa thông tin về tình trạng pháp lý của bất động sản
- Xoay chiều bất động sản: Tiền hay tâm lý?
- Thị trường bất động sản quý III
- Đầu tư 5 tỷ USD vào Làng Vân