►Phó thủ tướng không đồng tình với 2/4 nội dung đề xuất của Bộ Xây dựng về gói 30.000 tỷ...
Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải cho rằng, nếu mở rộng ra nhiều đối tượng vay gói 30.000 tỷ sẽ không đạt mục tiêu và khó kiểm soát.
Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa có ý kiến về đề xuất của Bộ Xây dựng mở rộng đối tượng vay của gói 30.000 tỷ nhằm đẩy nhanh việc giải ngân.
Theo Phó thủ tướng, trong 4 nội dung mà Bộ Xây dựng đề xuất, có hai nội dung Chính phủ có thể tiếp thu và chấp thuận, đó là kéo dài thời hạn vay từ 10 năm lên 15 năm và bổ sung ngân hàng thương mại tham gia cho vay từ gói 30.000 tỷ. Đây là những kiến nghị hợp lý và được các bộ, ngành ủng hộ.
Mở rộng sẽ khó kiểm soát
Tuy nhiên, có hai nội dung còn lại, Phó thủ tướng cho rằng nếu thực hiện sẽ nảy sinh nhiều vướng mắc, tiêu cực.
Cụ thể, đối với kiến nghị mở rộng đối tượng vay vốn “đối với những hộ có khó khăn về nhà ở”, “hợp đồng mua nhà không quá 1,5 tỷ”… của Bộ Xây dựng, Phó thủ tướng, cho rằng nếu mở rộng ra những đối tượng trên sẽ không thể kiểm soát được, lúc đưa ra sẽ hết sức tiêu cực.
Trong khi đó, mục tiêu của Nghị quyết 02 nói rõ là chủ yếu là giải quyết đối tượng nhà ở xã hội, nên cần phải tập trung vào đối tượng này.
Hơn nữa, trong thời gian qua, vướng mắc lớn nhất của chúng ta là không có nguồn cung nhà xã hội. Cho nên những các gia đình được ở nhà xã hội là rất ít.
Còn đối với kiến nghị mở rộng cho “đối tượng là hộ dân đô thị, cán bộ công chức lực lượng vũ trang có khó khăn về nhà ở”, Phó thủ tướng nhìn nhận quy định này cũng không giải thích được rõ ràng, vì hiện có 1,7 triệu người đang có diện tích nhà ở dưới 5m2/người.
“Nếu họ rơi vào nhóm nhà ở cho người nghèo ở nông thôn thì đã có chính sách 167 – nhà ở cho người nghèo nông thôn rồi. Còn nếu ở đô thị có chính sách nhà ở xã hội, nhà thu nhập thấp”, Phó thủ tướng nói.
Ngoài ra, đối với những hộ đồng bào vũng lũ miền Trung thì đã có hai chương trình khác. Các bộ đang bố trí vốn rồi, không nên đưa vào đây sẽ lẫn lộn. Đối với nhà ở xã hội đã ký trước 7/1 cũng không nên đưa vào diện vay gói 30.000 tỷ vì rất dễ nảy sinh tiêu cực về tính pháp lý.
Trước ý kiến cho rằng, gói 30.000 tỷ giải ngân chậm quá, cần phải tiêu thật nhanh, Phó thủ tướng khẳng định: “Giải ngân không phải là mục tiêu. Mục tiêu của gói này là giải quyết được đối tượng nhà ở xã hội, không phải là tiêu thật nhanh những đồng tiền này”.
Không cấm dự án mới
Liên quan đến kiến nghị dừng cấp phép dự án nhà ở thương mại trong năm 2014 của Bộ Xây dựng, Phó thủ tướng khẳng định, ý tưởng của việc này là tốt nhằm kiểm soát sự án nhà ở thương mại để không tăng tồn kho bất động sản.
Tuy nhiên, theo Phó thủ tướng, nếu không cấp phép dự án nhà ở thương mại, thì các địa phương có dự án mới đã chuẩn bị xong các khâu, có đủ điều kiện khởi công thì họ cũng sẽ trình lên Chính phủ xin duyệt.
“Chúng ta chỉ kiểm soát thôi chứ không cấm, nếu cấm sẽ cứng đơ hết, rất nguy hiểm”.
Ngoài ra, đối với vấn đề nhà cho thuê, Phó thủ tướng cho hay, vừa qua các dự án nhà ở cho thuê vẫn chưa động viên được doanh nghiệp nào tham gia. Tới đây, Bộ Xây dựng phải làm việc với các chủ đầu tư để khuyến khích họ xây nhà cho thuê và chúng ta có thể dùng nguồn vốn từ gói 30.000 tỷ.
Chỉ đạo về nội dung này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu cần phải trao đổi thêm, đặc biệt là việc mở rộng đối tượng vay vốn từ gói 30.000 tỷ.
“Lúc đầu tôi cũng yêu cầu Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Xây dựng giải thích rõ, gói 30.000 tỷ không phải mục tiêu cứu bất động sản, mà ở đây chúng ta đưa ra mục tiêu kép, tức là trong bối cảnh thị trường bất động sản khó khăn thì ta đưa tiền ra để hỗ trợ nhà ở xã hội, nhà cho người thu nhập thấp, qua đó phần nào hỗ trợ thị trường bất động sản”, Thủ tướng nói.
Trước đó, trong tờ trình ngày 22/4, Bộ Xây dựng đã kiến Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số giải pháp về tín dụng nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, trong đó đề nghị 4 nội dung nói trên nhằm đẩy nhanh tốc độ giải ngân gói tín dụng 30.000 tỷ hỗ trợ nhà ở.
Bảo Anh
Theo Thời báo Kinh tế Việt Nam
Các bản tin khác
- Quảng Nam - Đà Nẵng: Sớm hình thành không gian đô thị chung
- Một dự án bất động sản có 8 luật, hàng chục nghị định, thông tư... điều chỉnh
- Đà Nẵng: Mở toang cửa ngõ Tây Bắc
- Đà Nẵng ủng hộ các lĩnh vực mà Tập đoàn giáo dục KinderWorld muốn đầu tư
- Đà Nẵng: Hạn chế xây chung cư cao tầng tại các khu đất dưới 1.200m2
- Thị trường bất động sản Đà Nẵng “nóng” lên bất thường
- Thu nhập 10 triệu/tháng làm thế nào để mua được nhà?
- Căn hộ nghỉ dưỡng Monarchy ra mắt tòa B3 hướng sông Hàn đẹp nhất dự án
- Bẫy lãi suất trong giấc mơ mua nhà
- Lãi suất 2018: Ổn định nhưng khó giảm
- Doanh nghiệp bất động sản đang dựa quá nhiều vào vốn vay
- Giá trị bất động sản qua “lăng kính” người mua
- Xong thủ tục, ôtô Indonesia sắp tràn về Việt Nam
- Ngăn chặn mua, bán trái phép chung cư thuộc sở hữu Nhà nước
- Hợp đồng mua bán, chuyển nhượng nhà đất được thừa phát lại lập vi bằng có hợp lệ?
- Hạ tầng đồng bộ có ‘ủ nhiệt’ cho BĐS?
- Bất động sản Đà Nẵng đang “tạo sóng” mới (Bài 2: Hủy giao dịch, "bẻ kèo" vì giá đất tăng "chóng mặt")
- Bất động sản Đà Nẵng đang “tạo sóng” mới (Bài 1: Giá đất lên như “diều gặp gió”!)
- Tạo động lực mới phát triển Đà Nẵng
- Hoán đổi, thu hồi các khu đất, dự án để phục vụ công cộng