Mua một chiếc ô tô đã qua sử dụng có thể là một vụ mua bán đầy rủi ro nếu không biết rõ về nó. Có rất nhiều người muốn bán xe cũ đã quảng cáo không đúng sự thật về chiếc thực tế đã rất kém chất lượng. Dưới đây là một vài lời khuyên để những ai đang tìm mua một chiếc xe đã qua sử dụng không phải hối hận vì đã bỏ tiền ra.
Kiểm tra thiệt hại thân vỏ
Người bán hàng thường sẽ tuyên bố chiếc xe chưa bao giờ va chạm trong khi thực tế ngược lại. Một chiếc xe trước đây từng xảy ra tai nạn có thể có vấn đề nghiêm trọng khi lái vì vậy phát hiện những dấu hiệu sửa chữa va chạm trước khi bạn mua có thể tiết kiệm rất nhiều tiền và giảm stress sau này. Đầu tiên, kiểm tra khoảng cách giữa các cửa ra vào và chắn bùn, khoang hành lý và tấm ốp góc…
Kiểm tra tất cả các khoảng trống xem có thống nhất về kích thước hay không. Sự khác biệt kích thước khoảng cách có thể là dấu hiệu đã từng sửa chữa và hư hại ở khung xe do va chạm. Thứ hai, hãy dùng mu bàn tay gõ xung quanh tất cả các tấm ốp thân. Nghe sự khác biệt trong âm thanh khi bạn gõ vào kim loại. Nếu có vật liệu phụ được sử dụng để sửa chữa thiệt hại do va chạm, bạn sẽ nghe thấy tiếng gõ có sự thay đổi đáng kể. Thứ ba, mở cửa, mui xe và khoang hành lý, kiểm tra gắn kết bản lề và khung, trầy xước và sơn màu sắc khác nhau trên và xung quanh các đầu bu lông và bộ giá đỡ. Ngoài ra kiểm tra xung quanh các bu lông cản phía trước và phía sau gắn kết với khung xe để xem có vết trầy xước hoặc màu sắc khác nhau của sơn. Tất cả những dấu hiệu này chứng tỏ có sửa chữa.
Động cơ
Kiểm tra rò rỉ. Nhiều xe sử dụng có rò rỉ chất lỏng thường xuyên mà người bán có thể cố gắng che giấu. Có một số cách nhanh chóng và đơn giản để kiểm tra rò rỉ chất lỏng mà không cần kiểm tra toàn bộ hệ thống truyền động. Đầu tiên, hãy kiểm tra tấm chắn nhiệt phía dưới mui xe xem có vết bẩn hay không. Đây có thể là dấuh hiệu chắc chắn chiếc xe đã bị rò rỉ chất làm mát hoặc dầu trong khi động cơ đang chạy.
Thứ hai, kiểm tra trực quan động cơ xem có tích tụ nhiều bụi bẩn, dầu mỡ và các chất lỏng động cơ khác nhau. Khi chất lỏng bị rò rỉ ra ngoài và thu hút bụi bẩn tạo nên tích tụ xung quanh chỗ rò rỉ. Cuối cùng, lái thử xe và tắt động cơ một lúc, sau đó di chuyển xe và kiểm tra chỗ đỗ xem có điểm nhỏ giọt chất lỏng nào không.
Kiểm tra thiệt hại bên trong
Thiệt hại bên trong và các chỗ mòn có thể cho bạn biết rất nhiều về chiếc xe và chủ sở hữu trước đó đã sử dụng nó như thế nào. Vì vậy nên chú ý vào bên trong chiếc xe mà bạn đang quan tâm đầu tiên, yêu cầu người bán tháo bỏ các tấm bệ chứa thảm xuống dọc theo một trong các lỗ cửa. Đây là một thủ tục đơn giản, thường là chỉ cần bật ra hoặc tháo một vài ốc vít. Khi tấm bệ được lấy ra kiểm tra theo các cạnh của tấm thảm xem bụi bẩn tích tụ hoặc cát quá nhiều hay không. Đây là một dấu hiệu cho thấy chiếc xe đã bị ngập nước. Nếu như vậy, không nên mua chiếc xe. Chiếc xe từng ngập nước thường bị thiệt hại nghiêm trọng mà nhìn bề ngoài không thấy được. Cũng hãy cẩn thận xem thảm có bị dán chặt vì nếu vậy thường không phải là thảm ban đầu và đã có vấn đề với chiếc xe.
Thứ hai, kiểm tra khu vực dưới bàn đạp. Mức độ mài mòn trong khu vực này sẽ giúp bạn biết chiếc xe có quá cũ hay không. Tình trạng tay nắm cửa bên trong và độ cứng của cần chuyển số cũng có thể giúp đánh giá thời gian sử dụng chiếc xe.
Thứ ba, kiểm tra bề mặt như ghế ngồi và điều khiển radio. Mòn và đổi màu điều khiển radio cho thấy việc sử dụng quá nhiều, bỏ bê bảo trì và làm sạch quá mức. Những chiếc ghế, đặc biệt là ghế da, có thể cho thấy mức độ chăm sóc xe của chủ trước. Nếu chất liệu bọc phai màu, cứng và nứt sẽ cho thấy người chủ cũ không thường xuyên làm sạch và bảo trì xe.
Xác minh lịch sử của chiếc xe
Người bán thường lừa dối khách hàng tiềm năng khi nói đến số km đi được và lịch sử xe. Xem xét các thông tin giấy tờ đăng ký, bảo hiểm, hồ sơ bảo dưỡng. Điều này sẽ cho bạn biết nếu chiếc xe đã từng cần cứu hộ hoặc phục hồi sau khi trộm cắp. Nó cũng ngăn ngừa người bán thay đổi đồng hồ đo.
Chúng tôi rất hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho những ai đang muốn mua xe cũ.
Theo Caronlin
Các bản tin khác
- Lộ diện chuỗi đô thị du lịch ven biển miền Trung
- Khẩn trương vận động dân giải tỏa để thi công nút giao thông Túy Loan
- Tổ hợp spa, du lịch, giải trí tại dự án 11.000 tỷ đồng
- Cẩn trọng với những dự án bất động sản “lúa non”
- Đất Nam Đà Nẵng tăng nhiệt trở lại sau chủ trương tái khởi động dự án Làng Đại học
- Thí điểm chủ trương bán thuê mua nhà chung cư cho cán bộ công chức: Hộ thuê nhà đồng tình cao
- Thêm 2 dự án đủ điều kiện bán nhà ở
- Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 3-2017
- Du lịch Đà Nẵng chưa bao giờ hấp dẫn đến thế!
- Tạo điều kiện tối đa để FPT triển khai thành công các dự án trên địa bàn
- “Sốt đất” đã lan đến Hòa Hiệp Bắc!
- Bất động sản Đà Nẵng tiếp tục tăng nhiệt bất chấp “tháng Giêng ăn chơi”
- Môi giới bất động sản và câu chuyện niềm tin
- Triển khai giải pháp hạn chế thanh toán bằng tiền mặt
- Đầu tư sinh lời từ căn hộ condotel
- Vốn Nhật chào hàng cùng dự án bom tấn
- Bất động sản Đà Nẵng "nóng" từ đầu năm 2017
- Cuộc đua đầu tư căn hộ tầm trung
- Chen chúc mua nhà đất dịp đầu năm
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Chấm dứt quy hoạch "treo" 20 năm dự án Làng ĐH Đà Nẵng