Chiều 7-5, phiên họp toàn thể lần thứ 10 của Ủy ban Kinh tế Quốc hội khóa 13 kết thúc với việc góp ý cho dự án Luật Kinh doanh Bất động sản (sửa đổi).
Khu lưu trú công nhân KCX Tân Thuận, quận 7
Cùng với sửa Luật Kinh doanh bất động sản, nhiều đại biểu kiến nghị Quốc hội cần phải nghiên cứu, rà soát các luật có liên quan như Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Dân sự để đảm bảo tính toàn diện, thống nhất. Cần phân định rõ trách nhiệm của nhà đầu tư sơ cấp và nhà đầu tư thứ cấp trong thị trường bất động sản, có đại biểu đề nghị Luật bổ sung thêm phần về thị trường thế chấp- một phần không thể thiếu của thị trường bất động sản, vì trong dự thảo mới chỉ đề cập đến thị trường mua và cho thuê. Luật cũng nên quy định cụ thể về chủ thể tham gia, chế tài xử phạt đối với các vi phạm.
Các đại biểu cũng cho rằng: thực tế vừa qua, nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản có vốn thấp - chỉ khoảng 10-15 tỷ đồng, cho nên khi ngân hàng siết chặt cho vay là lập tức gặp khó khăn.
Luật Kinh doanh Bất động sản (sửa đổi) quy định các tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh bất động sản phải có vốn pháp định từ 50 tỷ đồng là hợp lý, giảm tình trạng “tay không bắt giặc” của nhiều doanh nghiệp bất động sản hiện nay. Một quy định nữa của dự thảo Luật đưa ra, rất phù hợp và cần kiên trì thực hiện là: trong vòng 50 ngày từ khi bàn giao nhà, công trình xây dựng cho người mua, doanh nghiệp phải làm thủ tục cấp giấy chủ quyền cho người mua nhà, để đảm bảo quyền lợi của khách hàng.
Ông Huỳnh Văn Tiếp, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Cần Thơ, Ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội khóa 13 nói: Thực trạng vừa qua tại Cần Thơ, nhiều dự án giao nhà tái định cư, giao nhà bán nhà nhưng 10 năm mà vẫn không giao giấy chứng nhận. Tôi cho rằng quy định này rất phù hợp. Nó khó cho doanh nghiệp nhưng đáp ứng nhu cầu xã hội.
“Nhiều đại biểu cho rằng 50 ngày là khó nhưng tôi thấy rằng đã bán nhà, bàn giao nhà là phải tiến hành làm thủ tục cấp giấy quyền sử dụng đất gắn liền với nhà ở, đảm bảo quyền lợi cho người mua. Đây là điều rất thiết thực. Lần này Bộ Xây dựng đưa ra điều này là xã hội rất đồng tình”, ông Tiếp nói.
VOV
Các bản tin khác
- Đà Nẵng đề nghị xây dựng tuyến hành lang kinh tế Đông-Tây 2 từ nguồn vốn ODA
- Đột phá từ khai thác quỹ đất
- Lãi suất cho vay vẫn khó giảm, vì sao?
- Tạm dừng cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất một số trường hợp
- Phong thủy: Bài trí phòng ngủ thế này, vợ chồng trăm năm hạnh phúc
- Sở hữu đất biển trục Tây Bắc Đà Nẵng từ 230 triệu đồng
- 10 ôtô bán chạy nhất tháng 11/2016
- “Cú đấm” nhà giá thấp
- Trồng cây theo phong thủy để hút tài lộc
- Khu vườn ấn tượng với con đường đá nghệ thuật
- Bố trí hồ nước, sông đào tại dự án bất động sản ra sao cho hợp phong thuỷ?
- Thị trường căn hộ cao cấp: "Cuộc đua" chưa có điểm dừng
- Alphanam cam kết lãi tới 700 triệu/năm tại dự án Luxury Apartment
- Xây dựng chính sách phát triển quy hoạch đô thị bền vững, thân thiện môi trường
- Đà Nẵng sẽ có quảng trường trung tâm sát bờ sông Hàn
- Thi tuyển quy hoạch, kiến trúc Quảng trường trung tâm Đà Nẵng
- Ngân hàng Thế giới hỗ trợ Đà Nẵng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, chia sẻ kinh nghiệm hoạch định chính sách phát triển
- Doanh nghiệp bất động sản đang làm gì cho cuộc chơi lớn?
- Đến Bà Nà Hills, đón giáng sinh diệu kỳ
- Nợ tiền sử dụng đất, có được bán đất?