Dù nhiều ngân hàng đang đẩy mạnh cho vay cá nhân, nhưng việc vay tiền để xây nhà hay sửa chữa lớn cũng không hề đơn giản.
|
Đầu tháng 7, chị Nga, ngụ Q.7, TP.HCM, đến một số ngân hàng (NH) để tìm hiểu thủ tục và lãi suất (LS) cho vay xây nhà. Hầu hết các NH đưa ra LS 8 - 9%/năm trong 3 - 6 tháng đầu tiên, sau đó LS sẽ thả nổi và điều chỉnh theo thị trường. Cũng có NH đưa ra mức LS cố định 10,5 - 11,5%/năm cho 6 hoặc 9 tháng tiếp theo của năm đầu vay vốn. Tính chung, LS vay để xây dựng, sửa nhà trong năm đầu tiên từ 8 - 11,5%, nhưng điều quan trọng là LS trong những năm tiếp theo cụ thể ra sao thì không NH nào đưa ra câu trả lời chính xác, mà tùy thuộc thị trường và quy định LS của từng NH.
Với khoản vay dự định 700 triệu đồng trong thời gian 7 năm, LS 6 tháng đầu tiên là 8%/năm thì số tiền gốc chị Nga phải trả là 8,33 triệu đồng/tháng và tiền lãi 4,67 triệu đồng/tháng, tổng cộng 13 triệu đồng/tháng. “Ngán nhất là sau khi vay xong, LS bị điều chỉnh tăng mạnh lên 15 - 16%/năm thì sẽ bị đuối ngay. Vì mức thu nhập hằng tháng của vợ chồng mình nếu mức trả nợ 13 triệu đồng/tháng thì thu xếp được, còn LS tăng mạnh đội mức trả lên 16 - 17 triệu đồng/tháng sẽ không kham nổi. Mà thời hạn vay càng dài thì biến động về LS càng không thể dự báo được”, chị Nga lo lắng.
Thực tế, mỗi NH quy định thời gian điều chỉnh LS trong hợp đồng cho vay khác nhau, thông thường là 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm/lần. Theo nhiều nhân viên tư vấn, người vay nên chọn thời gian điều chỉnh LS càng dài càng tốt, nhằm đỡ phải hồi hộp vì LS biến động. Hơn nữa, một số NH đưa ra biểu LS khác nhau, nếu kỳ hạn điều chỉnh LS càng ngắn thì LS càng cao.
Bên cạnh đó, khoản vay xây, sửa nhà thời gian thường kéo dài 5 - 10 năm. Nhiều khách hàng sau một thời gian tích lũy đủ trả hết nợ trước hạn, muốn tất toán hợp đồng thì các NH đều thu phí trả nợ trước hạn với mức phí từ 2 - 4%/số nợ gốc còn lại. Vì vậy, người vay nên tìm hiểu và thỏa thuận kỹ với NH về điều kiện điều chỉnh LS hay phí trả nợ trước hạn để tránh việc bị mất thêm tiền.
Thủ tục vay tiền Muốn vay xây, sửa nhà, người vay cần có giấy tờ nhân thân (gồm hộ khẩu, CMND và giấy đăng ký kết hôn nếu đã lập gia đình); bộ giấy tờ sở hữu tài sản thế chấp (thông thường nhiều người sẽ thế chấp bằng sổ đỏ của mảnh đất xây nhà); giấy phép xây dựng (có NH còn yêu cầu thêm hợp đồng xây dựng với đơn vị thi công); hợp đồng lao động và sao kê tài khoản lương nếu đi làm nhận lương qua tài khoản NH, trong trường hợp tự kinh doanh ở nhà thì phải có giấy phép kinh doanh... Điều quan trọng nhất để NH quyết định cho vay là ngoài giá trị tài sản thế chấp, người vay phải chứng minh được thu nhập hằng tháng đủ đảm bảo khả năng trả nợ. |
Thảo Vy
Theo Báo Thanh niên
Các bản tin khác
- Ban hành nghị định mới về cổ phần hóa
- Bất động sản đang... bất động
- Giao dịch bất động sản thông qua hợp đồng ủy quyền: “Độc chiêu” né thuế
- Rộng cửa đón người mua nhà ở xã hội
- Tiếp tục đề xuất “nới” tín dụng bất động sản
- TT-Huế: Thành lập 2 văn phòng công chứng tư đầu tiên ở Huế
- Nên áp dụng một mức thuế VAT
- Miễn thuế thu nhập cá nhân khi bán nhà
- Khổ vì mua nhà bằng vàng
- Đại hội Câu lạc bộ Công chứng thành phố Đà Nẵng lần thứ I (2011-2014)
- Mở rộng thẩm quyền chứng thực: Người dân có thêm cơ hội lựa chọn
- Ba vấn đề cần cảnh báo trong việc công chứng hợp đồng ủy quyền
- Đà Nẵng: Quy định về cấp GCN và chuyển QSDĐ đối với các DA phát triển đất ở
- Mua bán, chuyển nhượng bất động sản bằng Hợp đồng ủy quyền: Những rủi ro tiềm ẩn
- Thuế TNCN trong chuyển nhượng đất là 25%
- Rước họa vì mua nhà đất giấy tay
- Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số 11/2011/TT-BTP hướng dẫn thực hiện một số nội dung về công chứng viên, tổ chức và hoạt động công chứng, quản lý nhà nước về công chứng
- Căn cứ xác định giá đất thị trường
- Quy hoạch 9 dự án đầu tư xây dựng
- Cấm cán bộ, công chức mua bán hồ sơ đất đai