Chiều ngày 14/7/2014, tại trụ sở Bộ Tư pháp, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm đã chủ trì tổ chức cuộc họp để triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 01/2014/TTLT-NHNN-BXD-BTP-BTNMT ngày 25/4/2014 hướng dẫn thủ tục thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai theo quy định tại Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở nhằm kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ vướng mắc phát sinh trong thực tiễn. Cuộc họp có sự tham gia của đông đảo đại biểu đến từ các Bộ, ngành, tổ chức gồm: Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, các tổ chức hành nghề công chứng, các tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Nội.
Phát biểu ý kiến tại cuộc họp, các đại biểu đã tập trung phản ánh về một số vấn đề làm ảnh hưởng đến quá trình thực thi Thông tư: (i) một là, trong khâu tổ chức thực hiện, các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất vẫn chưa chủ động nghiên cứu, triển khai thực hiện việc đăng ký thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai theo yêu cầu của tổ chức tín dụng theo hướng dẫn của Thông tư; (ii) hai là, cách hiểu, áp dụng của các chủ thể có liên quan đến quy định của Thông tư vẫn chưa thống nhất (ví dụ như: Thủ tục chuyển tiếp đăng ký thế chấp, việc lập hồ sơ đăng ký thế chấp và thay đổi nội dung đăng ký thế chấp, việc trao đổi thông tin giữa Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất với Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản, việc xử lý tài sản bảo đảm là nhà biệt thự, nhà liền kề hình thành trong tương lai...).
Sau khi nghe ý kiến phát biểu của Lãnh đạo đơn vị thuộc các Bộ có liên quan, ý kiến của các đại biểu dự họp, ông Hồ Quang Huy - Phó Cục trưởng Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm đã giải đáp cụ thể những vướng mắc liên quan đến cách hiểu, cách áp dụng Thông tư liên tịch nêu trên. Ngoài ra, ông Hồ Quang Huy cũng khẳng định, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm với vai trò là cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước về đăng ký giao dịch bảo đảm sẽ có trách nhiệm tổng hợp đầy đủ các ý kiến phản ánh tại cuộc họp, chủ động phối hợp với các đơn vị chức năng để báo cáo, tham mưu với Lãnh đạo các Bộ liên quan sớm có văn bản hướng dẫn nghiệp vụ, cũng như tiếp tục nghiên cứu, đề xuất giải pháp để văn bản được triển khai đồng bộ, hiệu quả trên thực tế.
Nguyễn Hoa - Cục Đăng ký QGGDBĐ
Theo Cổng TTĐT Bộ Tư Pháp
Các bản tin khác
- Chương trình phát triển đô thị thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2018 - 2030
- Siết tín dụng bất động sản: Loại bỏ nhà đầu tư "tay không bắt giặc"
- Cam kết lợi nhuận tựa con dao hai lưỡi
- 03/08/2018 1:25 PM Sang tên sổ đỏ khi nhận thừa kế
- Việt Nam sẽ có đô thị thông minh vào 2025
- 'Địa ốc hạng sang Việt Nam còn nhiều tiềm năng phát triển'
- Biến âu thuyền và cảng cá Thọ Quang thành điểm “ngắm cảnh, ăn uống, vui chơi”?
- 15 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 33-NQ/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ (KHÓA IX) Cú hích xây dựng Đà Nẵng đột phá, đáng sống
- Doanh nghiệp Việt Nam-Singapore liên kết hợp tác đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng
- Dự án căn hộ cao cấp: Những hiện tượng lạ trên thị trường
- Bài toán giải quyết rủi ro khi đầu tư thị trường bất động sản nam Đà Nẵng
- Giá đất tái định cư tại một số dự án trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn và Cẩm Lệ
- Phát triển đô thị Đà Nẵng: Hiện đại, bền vững và thân thiện với môi trường
- Sắp có ‘thuốc’ trị tranh chấp tại các chung cư
- Việt Nam có quá ít bất động sản xanh
- Siết lập vi bằng, mua bán nhà bớt rủi ro
- Nhận diện lực đẩy mới của thị trường bất động sản Đà Nẵng
- Chẳng dại gì mang 800 triệu mua đất ngoại thành, chọn chung cư mà ở
- Sốc với ưu đãi chưa từng có tại công viên giải trí nổi tiếng Đà Nẵng
- Ngắm hoàng hôn trên Cầu Vàng – Bà Nà Hills