Được sự đồng ý của lãnh đạo Bộ Tư pháp, trong khuôn khổ “Dự án hỗ trợ kỹ thuật về cải cách hệ thống tư pháp và pháp luật” với Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), ngày 12/8/2014 tại trụ sở Bộ Tư pháp, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm đã phối hợp với JICA tổ chức Tọa đàm góp ý dự thảo Thông tư liên tịch hướng dẫn một số vấn đề về thế chấp và giải quyết tranh chấp về thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
Tham dự Tọa đàm có ông Ngô Anh Dũng - Phó Chánh tòa Dân sự, Tòa án nhân dân tối cao, ông Trần Hùng Phi - Cục trưởng thuộc Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường, ông Sukahara - Chuyên gia của Dự án JICA, cùng gần 60 đại biểu đại diện các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng nhà nước, Hiệp hội ngân hàng VN, Tòa án nhân dân quận, huyện thuộc TP. Hà Nội, các cơ sở đào tạo luật, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, tổ chức hành nghề công chứng, luật sư, tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Nội.
Tại Tọa đàm, ông Hồ Quang Huy - Phó Cục trưởng Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm đã giới thiệu nội dung chủ yếu của dự thảo Thông tư. Đồng thời, Chuyên gia của Dự án JICA cũng đã giới thiệu những nội dung cơ bản của pháp luật Nhật Bản về giao dịch bảo đảm bằng bất động sản. Trên cơ sở đó các chuyên gia của Việt Nam và các đại biểu đại diện các cơ quan, tổ chức đã tiến hành trao đổi, thảo luận và đề xuất, kiến nghị một số nội dung nhằm hoàn thiện dự thảo Thông tư. Các chuyên gia và các đại biểu đều nhất chí cho rằng việc ban hành Thông tư là hết sức cần thiết và cần phải sớm ban hành Thông tư này. Những nội dung thu hút sự quan tâm của các chuyên gia, đại biểu tham gia và được trao đổi, thảo luận nhiều nhất gồm: Việc ký kết hợp đồng thế chấp trong trường hợp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, trong đó các đại biểu đặc biệt quan tâm đến tiêu chí và cách thức xác định thành viên hộ gia đình, cách thức xử ký đối với trường hợp tại thời điểm ký kết hợp đồng có thành viên hộ gia đình chết; việc ký kết hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong các trường hợp khác như: Giấy chứng nhận chỉ ghi tên của vợ hoặc chồng, thế chấp để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh; tạm dừng việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất khi phát sinh tranh chấp; giải quyết tranh chấp về hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong các trường hợp: đảm bảo thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, hợp đồng chỉ có chữ ký của vợ hoặc chồng, hợp đồng chỉ thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất hoặc chỉ thế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử dụng đất…
Thay mặt cơ quan chủ trì cuộc họp, ông Hồ Quang Huy khẳng định trên cơ sở những ý kiến góp ý của chuyên gia Nhật Bản và các đại biểu tại buổi Tọa đàm, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm sẽ phối hợp với các đơn vị có liên quan nghiên cứu tiếp thu, hoàn thiện dự thảo để sớm trình Lãnh đạo các Bộ, ngành hữu quan ban hành Thông tư, kịp thời giải quyết những vướng mắc trong việc thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
Theo Cổng TTĐT Bộ Tư pháp
Các bản tin khác
- Tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động, phát triển
- Kỳ vọng những “cú hích” từ quy định mới
- Lịch sử ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3
- Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khu vực nút giao thông Hòa Nhơn
- Văn phòng công chứng bị trùng tên
- Lộ nhiều điểm mới trong Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi)
- “Khai tử” Thông tư 16: Ai đền bù cho dân?
- “Ưu tiên hàng đầu năm nay là giảm lãi suất”
- Những nỗ lực ứng cứu bất động sản: Chuyển động ở thượng tầng!
- Lập di chúc
- Nâng cao tính chủ động của nữ doanh nhân
- Giá trị hợp đồng ủy quyền
- 30 chính sách mới có hiệu lực từ 1-3
- Thị trường BĐS đang quay lại mức giá 6 năm trước
- Người mua căn hộ khốn khổ vì Thông tư 16
- Bỏ cách tính diện tích nhà gây thiệt thòi cho người dân
- Sửa đổi quy định về hợp đồng mua bán nhà chung cư
- Khánh thành cầu và đường vành đai phía Nam vào ngày 30-4
- Đề nghị tăng thời gian vay ưu đãi mua nhà ở xã hội
- Tiền đang chảy vào bất động sản