Sáng ngày 14/8, Ban soạn thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng (sửa đổi) đã tổ chức phiên họp đầu tiên với sự tham gia của đại diện các Bộ, ngành có liên quan. Bà Đỗ Hoàng Yến, Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp chủ trì phiên họp.
Nội dung dự thảo Nghị định quy định phạm vi điều chỉnh bao gồm: điều kiện trụ sở của Văn phòng công chứng; Chính sách ưu đãi đối với Văn phòng công chứng thành lập tại các địa bàn có kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; Thủ tục chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng; Thủ tục hợp nhất, sáp nhập, chuyển nhượng văn phòng công chứng; Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên; Thủ tục niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản và Tổ chức xã hội – nghề nghiệp của công chứng viên. Bên cạnh các ý kiến đồng tình, một số đại biểu tham dự phiên họp đã đề nghị bổ sung một số nội dung khác về phạm vi điều chỉnh vào dự thảo Nghị định.
Về việc chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng, khó khăn ở đây tập trung vào quy định thủ tục, trình tự chuyển đổi. Có hai phương án được đưa ra: Một là, việc chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng để tiếp tục thực hiện mục tiêu xã hội hóa hoạt động công chứng. Nhà nước cần có chính sách ưu tiên đối với cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc tại Phòng công chứng vì đây là những người đã gắn bó và có đóng góp trong quá trình thành lập, phát triển, hoạt động tại tổ chức này, trong trường hợp có nguyện vọng nhận chuyển đổi thì cần có thứ tự ưu tiên cho Trưởng, Phó phòng công chứng, công chứng viên của Phòng công chứng dự kiến chuyển nhượng, không có người ngoài tham gia, việc chuyển đổi không mang tính thương mại. Do đó, dự thảo Nghị định cần quy định quy trình chuyển đổi mang tính hành chính nhiều hơn, công chứng viên có nguyện vọng nhận chuyển nhượng chỉ phải trả một khoản tiền mức độ. Ý kiến thứ hai cho rằng, việc chuyển đổi chứng nhằm thực hiện xã hội hóa hoạt động công chứng, thông qua đói Nhà nước sẽ thu được khoản tiền bổ sung cho ngân sách nhà nước, do vậy quy trình, thủ tục chuyển đổi phải thực hiện qua đấu giá các Phòng công chứng, người có điều kiện sẽ tham gia đấu giá.
Theo Cổng TTĐT Bộ Tư Pháp
Các bản tin khác
- Chương trình phát triển đô thị thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2018 - 2030
- Siết tín dụng bất động sản: Loại bỏ nhà đầu tư "tay không bắt giặc"
- Cam kết lợi nhuận tựa con dao hai lưỡi
- 03/08/2018 1:25 PM Sang tên sổ đỏ khi nhận thừa kế
- Việt Nam sẽ có đô thị thông minh vào 2025
- 'Địa ốc hạng sang Việt Nam còn nhiều tiềm năng phát triển'
- Biến âu thuyền và cảng cá Thọ Quang thành điểm “ngắm cảnh, ăn uống, vui chơi”?
- 15 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 33-NQ/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ (KHÓA IX) Cú hích xây dựng Đà Nẵng đột phá, đáng sống
- Doanh nghiệp Việt Nam-Singapore liên kết hợp tác đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng
- Dự án căn hộ cao cấp: Những hiện tượng lạ trên thị trường
- Bài toán giải quyết rủi ro khi đầu tư thị trường bất động sản nam Đà Nẵng
- Giá đất tái định cư tại một số dự án trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn và Cẩm Lệ
- Phát triển đô thị Đà Nẵng: Hiện đại, bền vững và thân thiện với môi trường
- Sắp có ‘thuốc’ trị tranh chấp tại các chung cư
- Việt Nam có quá ít bất động sản xanh
- Siết lập vi bằng, mua bán nhà bớt rủi ro
- Nhận diện lực đẩy mới của thị trường bất động sản Đà Nẵng
- Chẳng dại gì mang 800 triệu mua đất ngoại thành, chọn chung cư mà ở
- Sốc với ưu đãi chưa từng có tại công viên giải trí nổi tiếng Đà Nẵng
- Ngắm hoàng hôn trên Cầu Vàng – Bà Nà Hills