(Chinhphu.vn) - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục rà soát hoàn thiện thể chế, chính sách trong lĩnh vực quản lý đất đai theo hướng cải cách, đơn giản hóa các thủ tục hành chính (TTHC) và liên thông bảo đảm tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong tháng 9/2014, Bộ Tài nguyên và Môi trường và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải công bố bộ thủ tục hành chính về đất đai theo thẩm quyền và theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật để người dân, doanh nghiệp biết, thực hiện và giám sát việc thực hiện của các tổ chức, cá nhân có liên quan theo đúng quy định của pháp luật.
Đồng thời tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi các quy định về thủ tục hành chính về đất đai tại các địa phương; xử lý nghiêm và kịp thời các cơ quan, tổ chức quy định thêm thủ tục, hồ sơ, không thực hiện nghiêm túc việc công khai, minh bạch thủ tục hành chính. Tăng cường, nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc ngành tài nguyên và môi trường.
Bên cạnh đó tập trung và đẩy nhanh việc xây dựng hệ thống thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai phục vụ đa mục tiêu, tạo điều kiện để thực hiện giao dịch điện tử và tin học hóa trong việc thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai.
Phó Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành tập trung đôn đốc, hướng dẫn và chỉ đạo các địa phương hoàn thành việc kiện toàn và tổ chức lại Văn phòng đăng ký đất đai và Tổ chức phát triển quỹ đất một cấp trước ngày 31/12/2014.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành tập trung xây dựng, ban hành văn bản về quy trình liên thông giải quyết các thủ tục hành chính trong hình thành và thực hiện các dự án đầu tư có sử dụng đất theo hướng thực hiện tối đa cơ chế một cửa liên thông, giảm thời gian và chi phí cho nhà đầu tư trong việc chuẩn bị các hồ sơ, giấy tờ.
Phó Thủ tướng giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ chỉ đạo các địa phương nghiêm túc thực hiện quy định về công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp khi thực hiện các thủ tục; tránh tình trạng bắt buộc phải công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng không đúng quy định như đã diễn ra tại một số địa phương trong thời gian qua.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát, sửa đổi bổ sung theo thẩm quyền hoặc đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về cơ chế tài chính, các nguồn thu và việc sử dụng các nguồn thu để bảo đảm kinh phí cho Văn phòng đăng ký đất đai và Tổ chức phát triển quỹ đất hoạt động có hiệu quả; sửa đổi, bổ sung quy định về các khoản thu, mức thu phí, lệ phí khi thực hiện các thủ tục hành chính và cung cấp thông tin đất đai.
Theo thống kê, phần lớn các thủ tục hành chính tập trung vào một số lĩnh vực bức xúc, nhạy cảm, liên quan đến đại bộ phận người dân và doanh nghiệp như đất đai, môi trường, khoáng sản, tài nguyên nước… Đến nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã công bố công khai 214 thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia, trong đó lĩnh vực đất đai là 74 thủ tục hành chính, môi trường là 42, địa chất và khoáng sản là 23, tài nguyên nước là 22, khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu là 18…
Riêng trong lĩnh vực đất đai đã được qui định theo nguyên tắc “một cửa”, hồ sơ đơn giản hơn, thời gian thực hiện các thủ tục được rút ngắn hơn. Các địa phương cũng đã có nhiều nỗ lực trong việc rà soát, bãi bỏ những thủ tục, hồ sơ không cần thiết, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện thủ tục hành chính, công bố công khai các thủ tục để cho người dân, doanh nghiệp thuận tiện tra cứu, áp dụng, bước đầu đáp ứng yêu cầu về cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về đất đai và thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.
Phan Hiển
Theo Cổng TTĐT Chính Phủ
Các bản tin khác
- Chương trình phát triển đô thị thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2018 - 2030
- Siết tín dụng bất động sản: Loại bỏ nhà đầu tư "tay không bắt giặc"
- Cam kết lợi nhuận tựa con dao hai lưỡi
- 03/08/2018 1:25 PM Sang tên sổ đỏ khi nhận thừa kế
- Việt Nam sẽ có đô thị thông minh vào 2025
- 'Địa ốc hạng sang Việt Nam còn nhiều tiềm năng phát triển'
- Biến âu thuyền và cảng cá Thọ Quang thành điểm “ngắm cảnh, ăn uống, vui chơi”?
- 15 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 33-NQ/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ (KHÓA IX) Cú hích xây dựng Đà Nẵng đột phá, đáng sống
- Doanh nghiệp Việt Nam-Singapore liên kết hợp tác đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng
- Dự án căn hộ cao cấp: Những hiện tượng lạ trên thị trường
- Bài toán giải quyết rủi ro khi đầu tư thị trường bất động sản nam Đà Nẵng
- Giá đất tái định cư tại một số dự án trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn và Cẩm Lệ
- Phát triển đô thị Đà Nẵng: Hiện đại, bền vững và thân thiện với môi trường
- Sắp có ‘thuốc’ trị tranh chấp tại các chung cư
- Việt Nam có quá ít bất động sản xanh
- Siết lập vi bằng, mua bán nhà bớt rủi ro
- Nhận diện lực đẩy mới của thị trường bất động sản Đà Nẵng
- Chẳng dại gì mang 800 triệu mua đất ngoại thành, chọn chung cư mà ở
- Sốc với ưu đãi chưa từng có tại công viên giải trí nổi tiếng Đà Nẵng
- Ngắm hoàng hôn trên Cầu Vàng – Bà Nà Hills