Có một sự kiện gây chấn động giới địa ốc là ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Địa ốc Dầu khí (PV Power Land, mã CK: PVL) vừa thông báo việc “đại hạ giá” căn hộ dự án của họ lên tới 35%!
Theo quyết định mới nhất của HĐQT, 85 căn hộ tại dự án sẽ được giảm giá xuống còn 15,5 triệu đồng/m2, thấp hơn tới 35% so với mức giá mà công ty mua vào (là 21,36 triệu đồng/m2). Điều đáng nói là việc giải trình nguyên nhân “đại hạ giá” này rất trung thực rằng thị trường bất động sản đang trầm lắng, lãi suất vay vốn cao, nguyên vật liệu tăng giá liên tục đã đẩy họ vào khó khăn. Cụ thể PVL đang chịu áp lực tài chính với khoản vay khoảng 100 tỉ đồng tại Ngân hàng Liên Việt mà hạn trả nợ đã sắp đến (ngày 23-11). Nếu đến hạn không trả được nợ lãi suất sẽ tăng 25%/năm, phạt quá hạn 150% tương đương lãi suất 35%/năm và lãi gộp phải thanh toán khoảng 40%/năm.
Theo xác nhận của lãnh đạo PVL, cú “sale off” này nếu thành công (bán hết số căn hộ) số lỗ dự kiến chỉ khoảng 70 tỉ đồng!
Như vậy PVL đã chọn lựa giải pháp kinh doanh mà giới doanh nhân gọi là “cắt lỗ” mà mục tiêu rất rõ ràng là thu xếp trả nợ cho ngân hàng đúng hạn, tránh sa vào tình thế hiểm nghèo hơn (nhưng đến chậm hơn) là “vỡ nợ”.
Thêm nữa, PVL cũng chọn cách cáo bạch rộng rãi cú hy sinh đớn đau này dù biết rằng chắc chắn sẽ có “điều ong, tiếng ve”. Nhưng theo nhận xét của một số người, chính phương pháp minh bạch đó lại có thể đưa tới hệ quả tốt hơn: Các cơ quan nhà nước nắm rõ tình hình, các cổ đông ghi nhận và tin tưởng hơn vào ban lãnh đạo, người lao động sẽ kiên nhẫn hơn và đặc biệt là chủ nợ, nhân tố chủ chốt đang giữ “ngòi nổ”, sẽ chia sẻ hơn bởi dù trong hoàn cảnh nào ngân hàng cũng phải dựa vào doanh nghiệp, dựa vào quyết tâm một cách thực sự của những người điều hành.
Ai cũng biết “cơn bão” vỡ nợ xuất hiện cách đây một tháng và hiện vẫn chập chờn đó đây, sẵn sàng bột phát ở bất cứ nơi nào niềm tin bị đổ vỡ. Đã có khá nhiều vụ vỡ nợ đã xảy ra chỉ vì chủ nợ, nhà đầu tư và thậm chí cả thân nhân con nợ đã không còn niềm tin trước cách ứng xử thiếu khôn ngoan, thiếu minh bạch của con nợ. Làm ăn, kinh doanh thì phải vay mượn, đó là quy luật muôn thuở, song cái sự vay đó hoàn toàn có thể nhấn chìm mọi thứ nếu môi trường hoạt động cứ mãi tù mù, niềm tin cứ mãi thất thoát…
Không lo vỡ nợ nếu cứ thật sự minh bạch!
BẰNG LĨNH
Các bản tin khác
- Tích cóp cả đời, chết cô đơn trên khối tài sản lớn
- Phải đổi cách xác định giá đất khi giải tỏa
- Tranh quyền thừa kế khối tài sản nghìn tỷ đồng
- Đi tìm giá thực của BĐS
- HÔM NAY, BẮT ĐẦU SIẾT CHẶT CHO VAY TIỀN MẶT
- 120.000 tỷ đồng đầu tư công giúp 'giải hạn' cho địa ốc
- NGÂN HÀNG MỞ “VAN TÍN DỤNG” CHO BẤT ĐỘNG SẢN
- Bất động sản ở Đà Nẵng - Ảm đạm đất nền, khởi sắc đô thị xanh
- Địa ốc nhấp nhổm bung hàng ăn theo lãi suất
- SỬA ĐỔI QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI VÀ THỊ TRƯỜNG VÀNG
- Giá BĐS giảm trên diện rộng: Mua hay chờ?
- Nhà đất chờ đợt “sóng” mới
- Đà Nẵng tôn vinh 16 nữ doanh nhân
- Vợ chồng lập di chúc chung, nhiều rắc rối
- Đà Nẵng: Nhiều định hướng quan trọng về phát triển hạ tầng giao thông và đô thị đến năm 2020
- Hoàn tiền cho người đóng trước bạ nhà, đất giá cao
- Trước năm 2015, hoàn thành xây dựng cảng Sơn Trà, nâng cấp cảng Sông Hàn thành cảng du lịch
- Khổ vì hạn mức đất
- Kích cầu, bất động sản chưa hồi phục
- Cần công khai thông tin để hạn chế rủi ro