Chỉ đạo về hoạt động tín dụng cuối năm, Ngân hàng Nhà nước loại một số khoản vay tiêu dùng và bất động sản ra khỏi nhóm phi sản xuất, tạo cơ hội cho người có nhu cầu tiếp cận vốn dễ dàng hơn trước.
Tiếp tục yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam báo cáo dư nợ tín dụng bất động sản, song trong văn bản chỉ đạo công bố chiều qua, Ngân hàng Nhà nước loại một số nhóm bất động sản và tiêu dùng ra khỏi tín dụng phi sản xuất, danh mục đang bị hạn chế cho vay.
Nhóm vay tiêu dùng được loại ra khỏi danh mục hạn chế này gồm nhu cầu vốn để sửa chữa nhà và mua nhà để ở mà nguồn trả nợ bằng tiền lương, tiền công của khách hàng vay.
Với bất động sản, Ngân hàng Nhà nước quyết định mở van tín dụng cho một số nhu cầu vốn để xây dựng nhà bán, cho thuê cho người thu nhập thấp, công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế. Nhu cầu vốn xây dựng nhà ở cho công nhân khu công nghiệp cũng được mở tín dụng với điều kiện không thu tiền thuê nhà hoặc thu tiền thuê với giá thuê không vượt quá mức giá quy định và chi phí xây dựng nhà ở hoặc chi phí tiền thuê nhà ở được tính là chi phí hợp lý trong giá thành sản xuất khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Một đối tượng bất động sản khác cũng được loại ra khỏi danh mục phi sản xuất là vay vốn để hoàn thiện các dự án phát triển nhà ở được bàn giao, đưa vào sử dụng trước ngày 01/01/2012 theo nội dung hợp đồng trong hoạt động xây dựng giữa chủ đầu tư và nhà thầu, hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng mua bán nhà ở, hợp đồng thuê tài sản.
Như vậy, với thông điệp mới của Ngân hàng Nhà nước, các nhóm đối tượng trên sẽ không phải áp dụng tỷ lệ tăng trưởng tín dụng 16% từ nay đến hết 31/12.
Trước đó, thực hiện tinh thần Nghị quyết 11 của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước ban hành Chỉ thị 01, yêu cầu các nhà băng trong nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam đến 30/6 phải đưa tỷ trọng cho vay phi sản xuất (chứng khoán, bất động sản...) so với tổng dư nợ về dưới 22%. Đến hết 31/12/2011, tỷ lệ này chỉ còn 16%.
Ngay lập tức, các ngân hàng thương mại thắt chặt hơn trong duyệt hồ sơ cũng như giải ngân các hợp đồng tín dụng bất động sản và gấp rút thu hồi các khoản nợ đọng. Nhiều ngân hàng cũng đã kiến nghị lên Ngân hàng Nhà nước xem xét đưa một số hình thức bất động sản ra khỏi tín dụng phi sản xuất, song đến nay, mới nhận được phản hồi từ Ngân hàng Trung ương.
Tuệ Minh
http://ebank.vnexpress.net
Các bản tin khác
- Chương trình phát triển đô thị thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2018 - 2030
- Siết tín dụng bất động sản: Loại bỏ nhà đầu tư "tay không bắt giặc"
- Cam kết lợi nhuận tựa con dao hai lưỡi
- 03/08/2018 1:25 PM Sang tên sổ đỏ khi nhận thừa kế
- Việt Nam sẽ có đô thị thông minh vào 2025
- 'Địa ốc hạng sang Việt Nam còn nhiều tiềm năng phát triển'
- Biến âu thuyền và cảng cá Thọ Quang thành điểm “ngắm cảnh, ăn uống, vui chơi”?
- 15 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 33-NQ/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ (KHÓA IX) Cú hích xây dựng Đà Nẵng đột phá, đáng sống
- Doanh nghiệp Việt Nam-Singapore liên kết hợp tác đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng
- Dự án căn hộ cao cấp: Những hiện tượng lạ trên thị trường
- Bài toán giải quyết rủi ro khi đầu tư thị trường bất động sản nam Đà Nẵng
- Giá đất tái định cư tại một số dự án trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn và Cẩm Lệ
- Phát triển đô thị Đà Nẵng: Hiện đại, bền vững và thân thiện với môi trường
- Sắp có ‘thuốc’ trị tranh chấp tại các chung cư
- Việt Nam có quá ít bất động sản xanh
- Siết lập vi bằng, mua bán nhà bớt rủi ro
- Nhận diện lực đẩy mới của thị trường bất động sản Đà Nẵng
- Chẳng dại gì mang 800 triệu mua đất ngoại thành, chọn chung cư mà ở
- Sốc với ưu đãi chưa từng có tại công viên giải trí nổi tiếng Đà Nẵng
- Ngắm hoàng hôn trên Cầu Vàng – Bà Nà Hills