Tại buổi làm việc với Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND thành phố ngày 7-11, Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố cho biết đang xây dựng kế hoạch chuyển nhượng thí điểm 1.000 lô đất ở đô thị từ các dự án tái định cư.
.
Dự kiến bán thí điểm 1.000 lô đất ở đô thị dôi dư sau khi khai thác đất ở phục vụ tái định cư. |
Vướng mắc khi bán 1.000 lô đất đô thị
Ông Nguyễn Chí Thức, Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất (TTPTQĐ) thành phố, cho biết nguồn quỹ đất đô thị đang được kiểm soát chặt chẽ về một đầu mối quản lý, khai thác. Thực hiện chỉ đạo của HĐND, UBND thành phố, TTPTQĐ đã tiếp nhận quỹ đất tái định cư (TĐC) với 28.497 lô đất, thực hiện nhiệm vụ rà soát quỹ đất TĐC ở 166 dự án 81.555 lô đất ở tại các quận Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ, Sơn Trà, Liên Chiểu, Thanh Khê và huyện Hòa Vang.
Theo ông Thức, ngoài nhiệm vụ tiếp tục kiểm tra, rà soát quỹ đất, giao đất TĐC cho hộ giải tỏa, TTPTQĐ được giao nhiệm vụ tổ chức phương án giao đất chuyển quyền sử dụng đất ở đô thị đối với 1.000 lô đất. Việc chuyển quyền 1.000 lô đất đô thị là cụ thể hóa nội dung chỉ đạo của Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Trần Thọ khi kiểm tra công tác bố trí TĐC ở quận Cẩm Lệ và huyện Hòa Vang.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Chí Thức cho biết rất khó để thực hiện nhiệm vụ này khi quỹ đất ở đô thị chuyển quyền cho các đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) hay đối tượng chính sách. Theo quy định, quỹ đất ở đô thị đều tổ chức đấu giá chuyển quyền sử dụng đất, do đó mọi cá nhân, đơn vị đều có quyền tiếp cận và nhận chuyển quyền sử dụng.
Tuy nhiên, nhóm đối tượng ưu tiên là CBCCVC và các đối tượng chính sách cần nhận được sự ưu đãi trực tiếp về giá đất, ghi nợ chuyển quyền sử dụng đất để có thể dễ dàng tiếp cận quỹ đất ở và làm nhà ở.
Cần vận dụng cơ chế chính sách đặc thù
Thực tế về quỹ đất ở đô thị bảo đảm cho nhu cầu tiếp cận chuyển quyền sử dụng đất đối với đối tượng là CBCCVC và các đối tượng chính sách. Những đối tượng này nếu tiếp cận quỹ đất vận hành theo hướng thị trường thì rất khó khăn. Nguồn đất trên thị trường hiện rất dồi dào, đất nền chia lô ở các dự án do doanh nghiệp đầu tư đang được kéo giảm đến mức giá trị thực và trở thành nguồn cung có tính cạnh tranh cao với việc thành phố tung ra 1.000 lô đất ở đô thị theo phương thức đấu giá.
Cần vận dụng chính sách và cơ chế đặc thù bởi các chủ trương lớn của Đảng và Chính phủ vẫn tạo điều kiện cho CBCCVC, sĩ quan các lực lượng vũ trang ưu tiên được tiếp cận về đất ở, nhà ở. Theo chương trình phát triển nhà ở của Bộ Xây dựng đang triển khai và quy định đối tượng tiếp cận nguồn vốn 30.000 tỷ đồng thì CBCCVC là đối tượng ưu tiên tiếp cận vốn để mua nhà chung cư, nhà ở thương mại và đất ở.
Ông Mai Đức Lộc, Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND thành phố đề nghị nghiên cứu thí điểm chuyển quyền sử dụng 1.000 lô đất ở đô thị có thể trình ở kỳ họp của HĐND thành phố và được thông qua nghị quyết thì có cơ sở pháp lý để triển khai. Đối tượng ưu tiên trong việc tiếp cận quỹ đất ở đô thị được xác định cụ thể. Phương thức giao đất, chuyển quyền sử dụng đất cũng được quy định cụ thể.
“Sự phát triển của thành phố Đà Nẵng như ngày hôm nay có công sức đóng góp rất lớn từ đội ngũ CBCCVC, lực lượng vũ trang. Ở từng vị trí công tác, họ đều có đóng góp trực tiếp hay gián tiếp cho việc triển khai các dự án phát triển đô thị. Họ vận động gia đình, tham gia công tác dân vận… tạo nên sự đồng thuận trong việc giải tỏa đền bù. Họ xứng đáng được quan tâm tiếp cận đất ở đô thị để làm nhà ở, ổn định cuộc sống”, ông Mai Đức Lộc nhấn mạnh.
Việc hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng là CBCCVC được tiếp cận ngay quỹ đất ở để làm nhà ở, ổn định cuộc sống cần có cơ chế chính sách đặc thù. Việc triển khai cũng có thuận lợi khi thành phố đã hoàn thành nhiệm vụ bảo đảm về số lượng giao đất ở cho hộ giải tỏa nhận đất TĐC. Nguồn quỹ đất ở đô thị được đưa vào sử dụng, tăng nguồn thu cho ngân sách, tránh tình trạng lãng phí khi để đất trống, gây ô nhiễm môi trường cùng nhiều bất cập trong công tác quản lý đất đai.
Tại cuộc làm việc với Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND thành phố ngày 7-11, ông Nguyễn Chí Thức kiến nghị lãnh đạo thành phố mạnh mẽ thực hiện công khai trong việc hộ giải tỏa được chọn đất TĐC. Trung tâm Phát triển quỹ đất đề xuất tổ chức bốc thăm chọn lô đất đối với tất cả các cá nhân, đơn vị được bố trí TĐC hoặc được UBND thành phố bố trí đất. Tất cả quỹ đất TĐC được thể hiện trên sơ đồ quy hoạch, lập phiếu với các ký hiệu lô, thửa đất tương ứng để thực hiện bốc thăm chọn đất TĐC. Trường hợp cá nhân hay đơn vị được bố trí từ 2 lô đất TĐC trở lên cũng thực hiện bốc thăm một lần và nhận tiếp các lô đất liền kề đến khi đủ số lượng được lô đất TĐC được phê duyệt. Trung tâm Phát triển quỹ đất cũng kiến nghị không áp dụng chủ trương sử dụng các lô đất ở các vị trí ngã ba, ngã tư của dự án TĐC để ưu tiên bố trí cho hộ sớm bàn giao mặt bằng giải tỏa mà áp dụng hình thức thưởng tiến độ giao mặt bằng cho trường hợp này. |
Bài và ảnh: TRIỆU TÙNG
Theo Báo Đà Nẵng
Các bản tin khác
- Quy hoạch đô thị Đà Nẵng: Cần một cuộc “đại phẫu”? (Kỳ cuối: Không thể không làm!)
- Hỗ trợ công nhân tiếp cận nhà ở xã hội
- Quy hoạch tuyến đường vành đai phía tây 2
- Đà Nẵng: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không quá 10 ngày
- Quy hoạch đô thị Đà Nẵng: Cần một cuộc “đại phẫu”? (Bài 3: Những kiến giải)
- Bùng nổ xu hướng “wellness” trong lĩnh vực địa ốc
- Chuyên gia nói gì về thị trường đất nền?
- Người Việt mua nhà chú trọng đến vị trí
- Thị trường bất động sản: Cảm nhận nhịp đập M&A của thị trường
- Khách sạn, căn hộ condotel, biệt thự nghỉ dưỡng tiếp tục hưởng lợi từ du lịch Đà Nẵng
- Sát nhập Công ty Quản lý nhà với Công ty Quản lý nhà chung cư
- Các ngân hàng đang cho vay bất động sản ra sao?
- Đà Nẵng: Đấu giá quyền sử dụng 19 lô đất lớn trên địa bàn
- Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục đất đai
- Sứ mệnh của doanh nghiệp bất động sản Việt trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0
- Đẩy nhanh tiến độ đền bù giải tỏa phục vụ thi công các dự án
- Đà Nẵng đấu giá một số khu đất có diện tích lớn
- Cần một cuộc "đại phẫu" trong quy hoạch đô thị Đà Nẵng?
- Hình thành cấu trúc thiên nhiên trong lòng đô thị
- Vì sao nhà đầu tư châu Á đổ bộ bất động sản Việt Nam?