Sau khi Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 2139/QĐ-TTg để thực hiện Chương trình 585 giai đoạn 2015-2020, ngày 9/1, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng đã chủ trì cuộc họp Ban Quản lý Chương trình 585 bàn việc triển khai Quyết định mới.
Chương trình 585 (Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đoạn 2010-2014) được Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp thực hiện nhằm triển khai các hoạt động hỗ trợ pháp lý (HTPL) cho doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Giai đoạn 2010-2014 vừa qua đã đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ trong công tác HTPL cho doanh nghiệp, đặc biệt là việc phối hợp liên ngành triển khai thực hiện bước đầu đạt kết quả tích cực. Sau 4 năm, các hoạt động của Chương trình đã được triển khai đồng bộ, hiệu quả, qua đó tạo chuyển biến tích cực về nhận thức pháp lý, thói quen tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp.
Trên cơ sở đề xuất của Bộ Tư pháp, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2139/QĐ-TTg về việc tiếp tục thực hiện và điều chỉnh nội dung các dự án của Chương trình HTPL liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đoạn 2010 – 2014. Theo đó, sẽ tiếp tục thực hiện Chương trình HTPL liên ngành dành cho doanh nghiệp đã được phê duyệt theo Quyết định 585/QĐ-TTg ngày 5/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình HTPL liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đoạn 2010 – 2014, thực hiện trong giai đoạn 2015 – 2020.
Ngoài ra, điều chỉnh mục tiêu chung, định hướng, tiến độ thực hiện, danh mục nội dung các dự án của Chương trình HTPL liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đoạn 2015 – 2020. Riêng về mục tiêu chung, định hướng tiếp tục thực hiện Chương trình giai đoạn 2015 – 2020, phải bảo đảm phù hợp với các mục tiêu xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, gắn với việc triển khai đồng bộ các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp chủ động nâng cao năng lực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Chương trình giai đoạn 2015–2020 bao gồm 3 dự án: Tăng cường năng lực cho các cơ quan, tổ chức thực hiện chức năng HTPL cho doanh nghiệp; Hỗ trợ nâng cao chất lượng hoạt động thông tin pháp lý cho doanh nghiệp; HTPL trực tiếp cho doanh nghiệp trên một số hoạt động cụ thể.
Tại cuộc họp, các thành viên Ban Quản lý đã nhất trí việc tiếp tục thực hiện Chương trình đến năm 2020 cần bám sát mục tiêu, yêu cầu của Nghị định 66/2008/NĐ-CP của Chính phủ về HTPL cho doanh nghiệp, hướng trọng tâm đến việc hỗ trợ trực tiếp, thiết thực nhu cầu HTPL cho doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận, thực hiện các cam kết quốc tế, hỗ trợ doanh nghiệp tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn. Các hoạt động cụ thể của Chương trình được triển khai lồng ghép với các chương trình, đề án hỗ trợ doanh nghiệp đang thực hiện để bảo đảm tính đồng bộ của các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, phát huy tối đa mọi nguồn lực, tránh lãng phí; huy động các nguồn lực xã hội vào công tác HTPL cho doanh nghiệp, đặc biệt khuyến khích sự tham gia chủ động và tích cực của các doanh nghiệp vào việc tổ chức, thực hiện các hoạt động HTPL cho doanh nghiệp…
Thứ trưởng Đinh Trung Tụng kết luận, trên cơ sở Quyết định của Thủ tướng, cần khẩn trương rà soát, kiện toàn lại Ban Chỉ đạo, Ban Quản lý Chương trình, nhất là khi một đồng chí Phó trưởng Ban Quản lý đã luân chuyển về địa phương công tác, đảm bảo triển khai kịp thời, hiệu quả Chương trình 585 giai đoạn mới. Thứ trưởng cũng lưu ý, các hoạt động phải bám sát chỉ đạo của Thủ tướng, tránh tối đa việc dàn trải, không chồng chéo với các chương trình, dự án khác hỗ trợ cho doanh nghiệp và sớm chi tiết hóa kế hoạch hoạt động của năm 2015.
Cẩm Vân
Theo Cổng TTĐT Bộ Tư pháp
* Ghi chú: Văn phòng công chứng Bảo Nguyệt có đưa toàn văn Quyết định 2139/QĐ-TTg về việc tiếp tục thực hiện và điều chỉnh nội dung các dự án của chương trình Hỗ trợ pháp lý Liên ngành dành cho Doanh nghiệp tại địa chỉ liên kết:
http://congchungbaonguyet.com.vn/legal_docs/view/150.
Mời bạn đọc nghiên cứu.
Các bản tin khác
- Chương trình phát triển đô thị thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2018 - 2030
- Siết tín dụng bất động sản: Loại bỏ nhà đầu tư "tay không bắt giặc"
- Cam kết lợi nhuận tựa con dao hai lưỡi
- 03/08/2018 1:25 PM Sang tên sổ đỏ khi nhận thừa kế
- Việt Nam sẽ có đô thị thông minh vào 2025
- 'Địa ốc hạng sang Việt Nam còn nhiều tiềm năng phát triển'
- Biến âu thuyền và cảng cá Thọ Quang thành điểm “ngắm cảnh, ăn uống, vui chơi”?
- 15 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 33-NQ/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ (KHÓA IX) Cú hích xây dựng Đà Nẵng đột phá, đáng sống
- Doanh nghiệp Việt Nam-Singapore liên kết hợp tác đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng
- Dự án căn hộ cao cấp: Những hiện tượng lạ trên thị trường
- Bài toán giải quyết rủi ro khi đầu tư thị trường bất động sản nam Đà Nẵng
- Giá đất tái định cư tại một số dự án trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn và Cẩm Lệ
- Phát triển đô thị Đà Nẵng: Hiện đại, bền vững và thân thiện với môi trường
- Sắp có ‘thuốc’ trị tranh chấp tại các chung cư
- Việt Nam có quá ít bất động sản xanh
- Siết lập vi bằng, mua bán nhà bớt rủi ro
- Nhận diện lực đẩy mới của thị trường bất động sản Đà Nẵng
- Chẳng dại gì mang 800 triệu mua đất ngoại thành, chọn chung cư mà ở
- Sốc với ưu đãi chưa từng có tại công viên giải trí nổi tiếng Đà Nẵng
- Ngắm hoàng hôn trên Cầu Vàng – Bà Nà Hills