Năm nay, nguồn kiều hối của kiều bào gửi về VN đạt trên 9 tỷ USD, tăng gần 1,5 tỷ USD so với 2010. Thống kê của Uỷ ban giám sát tài chính QG cho thấy, có tới 52% nguồn kiều hối đổ vào bất động sản.
Lượng kiều hối chuyển về Việt Nam tăng mạnh. (Ảnh minh họa)
Doanh số của Phòng kinh doanh dịch vụ chuyển tiền và kiều hối của Ngân hàng Vietinbank năm nay ước đạt trên 1,3 tỷ USD. Đây là con số lớn nhất từ trước tới nay mà Ngân hàng này có được. Đại diện Ngân hàng Viettinbank cho rằng, lượng tiền kiều hối lên tới trên 9 tỷ USD là mức tăng trưởng ấn tượng trong năm nay và một phần lớn trong số tiền này đã được đầu tư vào bất động sản.
Theo ông Ngô Xuân Hải, Trưởng phòng kinh doanh dịch vụ chuyển tiền và kiều hối ngân hàng Vietinbank: “Sở dĩ kiều hối năm nay tăng trưởng cao như vậy là vì bây giờ, kiều hối ngoài mục đích là trợ cấp thân nhân thì còn là dòng tiền đầu tư, phần nhiều vào đầu tư bất động sản. Kinh tế thế giới khó khăn nên hoạt động làm ăn của kiều bào ở nước ngoài gặp nhiều khó khăn, nên họ có xu hướng chuyển tiền về nước làm ăn”.
Chủ đầu tư của dự án Nine Ivory cho biết, dù mở bán vào đúng dịp thị trường bất động sản trầm lắng như hiện nay, tuy nhiên họ vẫn có được một lượng khách hàng đáng kể từ nguồn kiều hối chuyển về nước vào dịp cuối năm này. Bởi bất động sản nghỉ dưỡng với thế mạnh là thích hợp để đầu tư lâu dài, có khả năng sinh lời là cho thuê khi chủ đầu tư chưa sử dụng rất thích hợp với nhu cầu của kiều bào Việt Nam sinh sống tại nước ngoài.
Ông Nguyễn Thành Trung, Giám đốc dự án BĐS Nghỉ dưỡng Nine Ivory, công ty cổ phần đầu tư Archi đánh giá: “Năm nay lượng kiều hối tăng đã góp phần đáng kể vào thanh khoản bất động sản, nhất là phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng”.
Một thống kế mới nhất từ Ủy ban giám sát tài chính quốc gia cho biết, có tới 52% trong tổng số 9 tỷ USD kiều hối đã đổ vào bất động sản. Rõ ràng số tiền gần 5 tỷ USD này được ví như “bình ôxy” giúp hà hơi thổi ngạt cho thị trường bất động sản lúc này. Và đây cũng là minh chứng cho việc kiều bào đã nhìn thấy cơ hội đầu tư khi nhiều dự án bất động sản Việt Nam đã giảm về mức giá hấp dẫn.
Dù chưa có chính sách nhằm định hướng dòng tiền kiều hối, nhưng rõ ràng, với 9 tỷ USD, chiếm gần 1/10 GDP của Việt Nam, thì đây là một trợ lực hữu hiệu cho nền kinh tế, nhất là thị trường bất động sản lúc này, khi mà hầu hết các chủ đầu tư đều đang gặp khó khăn và các dự án bất động sản Việt Nam đang trong tình cảnh khát vốn.
Tác giả : Hoà An
Các bản tin khác
- TIỀN NHÀN RỖI CHẢY VỀ ĐÂU? (2)
- Ba lưu ý để tránh “bẫy” công chứng giả
- Công ty Vicoland phải giao căn hộ chung cư cho thành phố trước ngày 15/8/2013
- Bất động sản khó khăn, người dân sẽ thiệt thòi
- Những tín hiệu tích cực đầu tiên
- Không thu lệ phí trước bạ khi cấp GCN quyền sử dụng đất cho hộ giải tỏa tái định cư
- Giá đất tái định cư khu vực mỏm Nam Ô và KDC số 3 Nguyễn Tri Phương mở rộng
- Khám phá “Cây Di sản Việt Nam”
- Bỏ ghi tên cha mẹ trên CMND
- BÀ NÀ HỨA HẸN MỘT NĂM BỘI THU
- Phát triển đô thị: Bắt đầu từ con người
- Bi kịch từ mảnh đất mua bằng giấy viết tay
- Triển khai chuyển quyền sử dụng đất các lô mặt tiền đường Võ Văn Kiệt
- Thị trường BĐS: Sẽ có nhiều chuyển biến trong quý II
- Nhà cho thuê được phép bán sau 5 năm
- Kéo dài lãi suất ưu đãi để mua nhà
- Khổ trăm bề vì không hộ khẩu
- ĐẤU GIÁ 37 LÔ ĐẤT Ở ĐƯỜNG HOÀNG SA VÀ XÔ VIẾT NGHỆ TĨNH
- Kiến nghị giữ công chứng nhà đất
- Kích cầu bất động sản