Sau gần hai năm triển khai, gói 30.000 tỷ đồng mới chỉ giải ngân được hơn 16%...
Phó thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ giải ngân gói tín dụng cho vay hỗ trợ nhà ở.
Theo đó, Phó thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước, Bộ Xây dựng theo thẩm quyền và nhiệm vụ được giao tiếp tục có các biện pháp hiệu quả để đẩy nhanh tiến độ giải ngân cho vay hỗ trợ nhà ở theo quy định tại Nghị quyết số 02 và Nghị quyết số 61 của Chính phủ về cho vay hỗ trợ nhà ở.
Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm chỉ đạo các tổ chức tín dụng tạo điều kiện thuận lợi cho người có nhu cầu về nhà ở tiếp cận vốn vay với lãi suất thấp, thời hạn phù hợp.
Cùng với đó phải chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, đánh giá cụ thể kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết số 02 và Nghị quyết số 61 của Chính phủ về cho vay hỗ trợ nhà ở; trên cơ sở đó hoàn thiện lại nội dung chương trình hỗ trợ nguồn vốn thực hiện việc cho vay kích cầu hướng tới người mua nhà của các ngân hàng thương mại Nhà nước.
Tính đến giữa tháng 1/2015, các ngân hàng thương mại đã ký hợp đồng cam kết cho vay đối với 12.113 hộ gia đình, cá nhân và 33 dự án bất động sản.
Trên thực tế, đã có 12.091 hộ gia đình, cá nhân được tiếp cận nguồn vốn vay với tổng số tiền là 3.725 tỷ đồng. Trong đó, 5.714 hộ gia đình, cá nhân mua nhà ở xã hội với dư nợ tín dụng là 1.519 tỷ đồng và 6.377 hộ gia đình, cá nhân mua nhà ở thương mại với dư nợ 2.207 tỷ đồng.
Đối với các tổ chức và doanh nghiệp, đã có 28/33 dự án nhà ở được giải ngân với tổng số tiền hơn 1.590 tỷ đồng.
Tổng số tiền các ngân hàng cam kết cho vay là 9.417 tỷ đồng, đạt 31,39%; hiện đã giải ngân được 4.882 tỷ đồng, đạt 16,27% sau gần 2 năm thực hiện.
Đây là một kết quả không mong muốn của chính bản thân các ngân hàng cũng như người dân, bởi mục tiêu ban đầu của gói 30.000 tỷ đồng là sẽ hoàn thành giải ngân vào 1/6/2016, sau đúng 3 năm triển khai (1/6/2013).
Mới đây, để đẩy nhanh quá trình giải ngân, ngoài 5 ngân hàng được chỉ định triển khai gói 30.000 tỷ là BIDV, Vietcombank, Vietinbank, Agribank và MHB, Ngân hàng Nhà nước đã bổ sung thêm 8 ngân hàng thương mại khác cùng tham gia cho vay từ gói 30.000 tỷ đồng, gồm Eximbank, Baoviet Bank, SCB, PvComBank, TPBank, OCB, VPBank và SeABank.
-
“Tồn kho giảm mạnh, giải ngân gói 30.000 tỷ tăng nhanh”
BẢO ANHBộ Xây dựng báo cáo tình hình thị trường bất động sản tính đến hết tháng 5/2014...
-
Chính thức kiến nghị nới điều kiện vay gói 30.000 tỷ
BẢO ANHHàng loạt sửa đổi điều kiện, quy định để được vay gói 30.000 tỷ đã được Bộ Xây dựng chính thức gửi lên Chính phủ...
-
Gói 30.000 tỷ: Lãi suất vẫn cao, hạn vay lại ngắn
TỪ NGUYÊNLãi suất cho vay ưu đãi mặc dù đã được điều chỉnh giảm từ 6%/năm xuống 5%/năm từ tháng 1/2014...
Theo Thời báo Kinh tế VN
Các bản tin khác
- Quy hoạch đô thị Đà Nẵng: Cần một cuộc “đại phẫu”? (Kỳ cuối: Không thể không làm!)
- Hỗ trợ công nhân tiếp cận nhà ở xã hội
- Quy hoạch tuyến đường vành đai phía tây 2
- Đà Nẵng: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không quá 10 ngày
- Quy hoạch đô thị Đà Nẵng: Cần một cuộc “đại phẫu”? (Bài 3: Những kiến giải)
- Bùng nổ xu hướng “wellness” trong lĩnh vực địa ốc
- Chuyên gia nói gì về thị trường đất nền?
- Người Việt mua nhà chú trọng đến vị trí
- Thị trường bất động sản: Cảm nhận nhịp đập M&A của thị trường
- Khách sạn, căn hộ condotel, biệt thự nghỉ dưỡng tiếp tục hưởng lợi từ du lịch Đà Nẵng
- Sát nhập Công ty Quản lý nhà với Công ty Quản lý nhà chung cư
- Các ngân hàng đang cho vay bất động sản ra sao?
- Đà Nẵng: Đấu giá quyền sử dụng 19 lô đất lớn trên địa bàn
- Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục đất đai
- Sứ mệnh của doanh nghiệp bất động sản Việt trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0
- Đẩy nhanh tiến độ đền bù giải tỏa phục vụ thi công các dự án
- Đà Nẵng đấu giá một số khu đất có diện tích lớn
- Cần một cuộc "đại phẫu" trong quy hoạch đô thị Đà Nẵng?
- Hình thành cấu trúc thiên nhiên trong lòng đô thị
- Vì sao nhà đầu tư châu Á đổ bộ bất động sản Việt Nam?