(PLO)-Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 29/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-5.
Nghị định 29 hướng dẫn việc chuyển đổi Phòng Công chứng thành Văn phòng công chứng VPCC; hợp nhất, sáp nhập, chuyển nhượng VPCC; chính sách ưu đãi đối với VPCC thành lập tại các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; điều kiện về trụ sở của VPCC; niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản; bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên và tổ chức xã hội-nghề nghiệp của công chứng viên.
Ưu đãi cho VPCC tại địa bàn khó khăn
Theo đó, VPCC thành lập tại các địa bàn có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn được hưởng các chính sách ưu đãi sau: được hưởng các ưu đãi về thuế; được thuê trụ sở với giá ưu đãi, được cho mượn trụ sở, hỗ trợ về trang thiết bị, phương tiện làm việc trong 3 năm đầu hoạt động.
Hướng dẫn về việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản, nghị định 29 nêu rõ: Việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia tài sản, văn bản khai nhận di sản phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết. Việc niêm yết do tổ chức hành nghề công chứng thực hiện tại trụ sở của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản, trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó.
Trường hợp di sản gồm cả bất động sản và động sản hoặc di sản chỉ gồm có bất động sản thì việc niêm yết được thực hiện theo quy định và tại Ủy ban nhân dân cấp xã có bất động sản.
Trường hợp di sản chỉ gồm có động sản, nếu có trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng và nơi thường trú hoặc nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản không ở cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì tổ chức hành nghề công chứng có thể đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản thực hiện việc niêm yết.
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên
Tổ chức hành nghề công chứng phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của tổ chức mình.
Thời điểm mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên được thực hiện chậm nhất là 60 ngày, kể từ ngày công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng được đăng ký hành nghề.
Doanh nghiệp bảo hiểm và tổ chức hành nghề công chứng được thỏa thuận mức phí bảo hiểm, nhưng không được thấp hơn 3 triệu đồng/năm/công chứng viên.
Theo nghị định 29, mỗi tỉnh, thành phố sẽ được thành lập một Hội công chứng viên và trên phạm vi cả nước là Hiệp hội công chứng viên để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên trong hành nghề.
Ảnh minh họa
Trong thời gian chưa có Hiệp hội công chứng viên Việt Nam và Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam, Điều lệ của Hội công chứng được tiếp tục áp dụng cho đến khi Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam được phê duyệt.
Người đang tham gia chương trình đào tạo nghề công chứng 6 tháng theo quy định của Luật công chứng năm 2006 tại thời điểm Luật công chứng năm 2014 có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện việc đào tạo theo chương trình đó và được công nhận hoàn thành việc tham gia đào tạo nghề công chứng. Việc tập sự hành nghề công chứng được thực hiện theo quy định tại Điều 11 của Luật công chứng năm 2014.
Điều kiện về Trưởng VPCC quy định tại khoản 2 Điều 22 của Luật công chứng năm 2014 không áp dụng đối với người đang là Trưởng Văn phòng của VPCC được thành lập trước ngày Luật công chứng năm 2014 có hiệu lực thi hành.
Các bản tin khác
- Quy hoạch đô thị Đà Nẵng: Cần một cuộc “đại phẫu”? (Kỳ cuối: Không thể không làm!)
- Hỗ trợ công nhân tiếp cận nhà ở xã hội
- Quy hoạch tuyến đường vành đai phía tây 2
- Đà Nẵng: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không quá 10 ngày
- Quy hoạch đô thị Đà Nẵng: Cần một cuộc “đại phẫu”? (Bài 3: Những kiến giải)
- Bùng nổ xu hướng “wellness” trong lĩnh vực địa ốc
- Chuyên gia nói gì về thị trường đất nền?
- Người Việt mua nhà chú trọng đến vị trí
- Thị trường bất động sản: Cảm nhận nhịp đập M&A của thị trường
- Khách sạn, căn hộ condotel, biệt thự nghỉ dưỡng tiếp tục hưởng lợi từ du lịch Đà Nẵng
- Sát nhập Công ty Quản lý nhà với Công ty Quản lý nhà chung cư
- Các ngân hàng đang cho vay bất động sản ra sao?
- Đà Nẵng: Đấu giá quyền sử dụng 19 lô đất lớn trên địa bàn
- Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục đất đai
- Sứ mệnh của doanh nghiệp bất động sản Việt trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0
- Đẩy nhanh tiến độ đền bù giải tỏa phục vụ thi công các dự án
- Đà Nẵng đấu giá một số khu đất có diện tích lớn
- Cần một cuộc "đại phẫu" trong quy hoạch đô thị Đà Nẵng?
- Hình thành cấu trúc thiên nhiên trong lòng đô thị
- Vì sao nhà đầu tư châu Á đổ bộ bất động sản Việt Nam?