Luật công chứng năm 2014 được Quốc hội thông qua ngày 20/6/2014, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2015. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 29/2015/NĐ-CP ngày 15/3/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật công chứng (Nghị định số 29). Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định số 2250/QĐ-BTP ngày 01/10/2014 về việc ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật công chứng (Quyết định số 2250).
Luật công chứng năm 2014 được Quốc hội thông qua ngày 20/6/2014, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2015. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 29/2015/NĐ-CP ngày 15/3/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật công chứng (Nghị định số 29). Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định số 2250/QĐ-BTP ngày 01/10/2014 về việc ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật công chứng (Quyết định số 2250).
Để việc triển khai thi hành Luật công chứng và Nghị định số 29 đạt hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu, Bộ Tư pháp đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là UBND cấp tỉnh) quan tâm chỉ đạo Sở Tư pháp và các Sở, ban, ngành liên quan tại địa phương thực hiện một số công việc sau đây:
1. Về một số công việc cần thực hiện để triển khai thi hành Luật công chứng và Nghị định số 29
1.1. Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan rà soát các nội dung cần phải thực hiện đã được quy định trong Luật công chứng, Nghị định số 29 và Quyết định số 2250 để tham mưu xây dựng các quy định đối với các công việc giao UBND cấp tỉnh chủ trì thực hiện (quy định mức trần thù lao công chứng; quy định tiêu chí xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng; xây dựng cơ sở dữ liệu công chứng và ban hành quy chế khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu công chứng v.v...), báo cáo UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định ban hành.
1.2. Sở Tư pháp và các tổ chức hành nghề công chứng cần chuẩn bị tốt các điều kiện về trang thiết bị, con người để đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cá nhân, tổ chức tại địa phương, nhất là đối với một số việc mới được giao cho công chứng viên thực hiện như công chứng bản dịch; chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản v.v... Việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản được thực hiện theo quy định tại Điều 77 của Luật công chứng; Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch.
2. Về thực hiện chuyển giao thẩm quyền chứng thực hợp đồng, giao dịch về bất động sản nói chung và hợp đồng, văn bản khi người sử dụng đất thực hiện các quyền từ Ủy ban nhân dân cấp xã sang các tổ chức hành nghề công chứng
Ngày 21/11/2014, Bộ Tư pháp đã có Công văn số 4800/BTP-BTTP gửi UBND cấp tỉnh. Bộ Tư pháp cũng đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ (Báo cáo số 58/BC-BTP ngày 13/3/2015) về vấn đề này, trong đó kiến nghị Thủ tướng Chính phủ như sau: "ở địa bàn đã chuyển giao thì đề nghị cho giữ nguyên để bảo đảm sự ổn định, không đặt vấn đề chuyển giao ngược lại vì việc chuyển giao có liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người dân". Bộ Tư pháp đề nghị UBND cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tư pháp, các Sở, ban, ngành có liên quan tiếp tục thực hiện có hiệu quả Công văn số 4800/BTP-BTTP nêu trên. Đối với những địa bàn chưa chuyển giao thì người dân có quyền lựa chọn công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã, song cần làm tốt công tác tuyên truyền để người dân hiểu rõ bản chất, chức năng, vai trò của công chứng, chứng thực để người dân quyết định lựa chọn phù hợp, tăng cường bảo đảm an toàn cho các giao dịch dân sự.
3. Kiện toàn, củng cố và tiếp tục đẩy mạnh việc thành lập Hội công chứng viên tại các địa phương
Trên cơ sở các quy định của Luật công chứng, Nghị định số 29, Quyết định số 2104/QĐ-TTg ngày 29/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2020” và Công văn số 500/BTP-BTTP ngày 24/02/2014 của Bộ Tư pháp gửi UBND cấp tỉnh về việc phối hợp thực hiện một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của công chứng, các địa phương cần kiện toàn, củng cố, tiếp tục thành lập các Hội công chứng viên tạo cơ sở cho việc chuẩn bị thành lập Hiệp hội công chứng viên Việt Nam và thực hiện nghĩa vụ với Liên minh Công chứng Quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Bộ Tư pháp đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo thực hiện, báo cáo kết quả triển khai về Bộ Tư pháp trước ngày30/6/2015.
Các bản tin khác
- Chương trình phát triển đô thị thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2018 - 2030
- Siết tín dụng bất động sản: Loại bỏ nhà đầu tư "tay không bắt giặc"
- Cam kết lợi nhuận tựa con dao hai lưỡi
- 03/08/2018 1:25 PM Sang tên sổ đỏ khi nhận thừa kế
- Việt Nam sẽ có đô thị thông minh vào 2025
- 'Địa ốc hạng sang Việt Nam còn nhiều tiềm năng phát triển'
- Biến âu thuyền và cảng cá Thọ Quang thành điểm “ngắm cảnh, ăn uống, vui chơi”?
- 15 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 33-NQ/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ (KHÓA IX) Cú hích xây dựng Đà Nẵng đột phá, đáng sống
- Doanh nghiệp Việt Nam-Singapore liên kết hợp tác đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng
- Dự án căn hộ cao cấp: Những hiện tượng lạ trên thị trường
- Bài toán giải quyết rủi ro khi đầu tư thị trường bất động sản nam Đà Nẵng
- Giá đất tái định cư tại một số dự án trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn và Cẩm Lệ
- Phát triển đô thị Đà Nẵng: Hiện đại, bền vững và thân thiện với môi trường
- Sắp có ‘thuốc’ trị tranh chấp tại các chung cư
- Việt Nam có quá ít bất động sản xanh
- Siết lập vi bằng, mua bán nhà bớt rủi ro
- Nhận diện lực đẩy mới của thị trường bất động sản Đà Nẵng
- Chẳng dại gì mang 800 triệu mua đất ngoại thành, chọn chung cư mà ở
- Sốc với ưu đãi chưa từng có tại công viên giải trí nổi tiếng Đà Nẵng
- Ngắm hoàng hôn trên Cầu Vàng – Bà Nà Hills