(Cadn.com.vn) - Các ngân hàng liên kết với các chủ dự án bất động sản (BĐS) cho khách hàng vay lên đến 100% giá trị giao dịch với lãi suất rất “mềm”, thậm chí có ngân hàng (NH) áp mức lãi suất 0 %/năm.
Các NH liên tục tung ra nhiều gói hỗ trợ cho vay với mức lãi suất khá “mềm”. Điển hình như NH Seabank Đà Nẵng liên kết với chủ đầu tư các dự án BĐS cho vay mua nhà lên đến 100% giá trị của sản phẩm với mức lãi suất trong năm đầu tiên chỉ 7,5%/năm và các năm tiếp theo lãi suất được áp dụng mức lãi suất huy động cộng với biên độ 3,5%/năm. Không những ưu đãi cho vay, Seabank mở bộ phận giao dịch ngay tại các sàn, các dự án BĐS, cử cán bộ có thẩm quyền để hỗ trợ, tư vấn, thậm chí ký hợp đồng cho vay đối với khách hàng khi cần thiết.
Trước đó, Sacombank dành 2.000 tỷ đồng cho vay mục đích mua, xây, sửa chữa nhà đất, mà đặc biệt là đất nền. Khách hàng có thể vay đến 100% nhu cầu với thời hạn vay lên đến 20 năm với lãi suất ưu đãi từ 6,88%/năm và khách hàng có thể lựa chọn thời gian cố định lãi suất trong 6 tháng, 1 năm hoặc 2 năm đầu tiên. Tương tự, NH Vietinbank cho vay lãi suất 7%/năm, thời hạn cho vay 20 năm và mức cho vay tối đa 70% giá trị tài sản; SHB cho vay 5%/năm, thời hạn cho vay 25 năm, giá trị cho vay lên đến 90%... Đặc biệt một số NH áp mức lãi suất cho vay thấp hơn lãi suất huy động như: NH Tiên Phong Bank cho vay 3,9%/năm, thời hạn cho vay 20 năm, cho vay 90% giá trị; HDBank cho vay đến 85% giá trị BĐS, thời hạn cho vay 20 năm và mức lãt suất 3,8%; PVCombank cho vay 80% giá trị, thời hạn cho vay 20 năm nhưng lãi suất chỉ có 0,99%...
NÊN THẬN TRỌNG! Một thực tế, đa số NH đều sử dụng công cụ lãi suất thấp để “mồi” người vay nhưng lại chỉ áp dụng trong năm đầu tiên hoặc 6 tháng đầu tiên còn thời gian tiếp, lãi suất được thả nổi tùy theo thị trường (tức là lãi suất cho vay sẽ bằng lãi suất huy động cộng thêm một khoản chênh lệch nào đó thông thường từ 3 – 4%), rất ít NH đưa ra các gói ưu đãi cố định lãi suất trong thời gian dài khoảng 2 - 3 năm. Một điểm khá bất ngờ, tại nhiều NHTM, biểu lãi suất huy động có sự chênh lệch khá lớn tại các kỳ hạn. Ví dụ, lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng tại Vietinbank chỉ có 5,5%/năm; Maritime Bank 5,7%/năm; Agribank 6%/năm thì tại Bắc Á Bank lên đến 7,7%/năm; Tiên Phong Bank: 7,45%/năm; Viet Capital Bank: 7,4%/năm; GP Bank: 7,3%; PG Bank: 7,2%; SCB: 7,15%/năm... Ngay các kỳ hạn của cùng một NH cũng chênh lệch nhau rất lớn. Cụ thể: Tiên Phong Bank 9 tháng chỉ 5,7%/năm, nhưng 12 tháng lại vọt lên tới 7,45%/năm; GPBank, kỳ hạn 9 tháng chỉ 6,3%/năm, nhưng 12 tháng lại đột biến tới 7,3%/năm... Có thể thấy, các NH áp lãi suất huy động kỳ hạn 12 hoặc 13 tháng ngất ngưởng cộng thêm biên độ 3-4% từ đó dùng làm mốc tham chiếu để ấn định lãi suất cho vay và đến kỳ điều chỉnh, lãi suất vay phải căn cứ theo mốc tham chiếu lãi suất huy động tất cả cộng với biên độ nữa, khách hàng mới... ngã ngửa. Hơn ai hết, khách hàng cần tỉnh táo, tìm hiểu kỹ xem đây là lãi suất tính theo dư nợ giảm dần hay dư nợ ban đầu, thời gian ưu đãi là bao lâu, mức phạt trả trước hạn,... để tiếp cận các khoản vay ưu đãi từ các NH. |
Anh Hùng, cán bộ tín dụng NH Seabank chia sẻ, trái ngược với trước đây, nhân viên NH chỉ được giao chỉ tiêu huy động nhưng năm nay, Chi nhánh giao khoán hẳn một khoản vay trên dưới 20 tỷ đồng cho nhân viên buộc nhân viên NH phải đi lùng sục khách hàng để giải ngân. Anh Hùng khẳng định, đây là mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua.
Theo ông Võ Minh, Giám đốc NHNN Chi nhánh Đà Nẵng, trong 3 tháng đầu năm 2015, tình hình lãi suất cho vay trên địa bàn có xu hướng giảm dần, cụ thể, lãi suất cho vay bình quân ngắn hạn là 8,77%/năm; trung, dài hạn là 10,56%/năm. Do đó, lượng vốn cho vay bằng VND đạt 57.000 tỷ, tăng 0,17% so với tháng 2. Bên cạnh đó, mặc dù lãi suất huy động giảm mạnh nhưng tổng vốn huy động của các NH trên địa bàn là 64.400 tỷ đồng, tăng 0,98% so với tháng 2
Lý giải vì sao các NH mạnh tay bơm vốn vào tín dụng tiêu dùng, ông Minh cho rằng, Đà Nẵng là thành phố đang phát triển mạnh mẽ, thu hút nhiều lao động ở các địa phương khác đến làm việc, trong đó đa số là lao động trẻ có nhu cầu an cư lạc nghiệp cũng như nhu cầu vay vốn mua nhà tăng cao. Bên cạnh đó, thị trường BĐS đang có sự phục hồi nhất định, nhất là khi giá thị trường BĐS đang ở mức hợp lý là thời điểm hợp lý để người dân quyết định mua hoặc vay mua nhà và cũng chính vì điều đó mà các NH cũng đang tung ra những gói tín dụng hấp dẫn cho phân khúc này cũng như “mạnh tay” hơn trong việc hỗ trợ vốn cho những dự án BĐS có tiềm năng. Chính vì thế, trong thời gian qua tín dụng của các NH trên địa bàn “chảy vào” lĩnh vực này là chiếm tỷ trọng khá lớn. Ông Minh cũng cảnh báo nếu các NH quá mạnh tay đẩy vốn ồ ạt vào BĐS nhưng thiếu kiểm soát chất lượng, thì rủi ro đối với lĩnh vực này luôn tiềm ẩn, “bong bóng” tín dụng đối với phân khúc này vẫn có thể xảy ra trong tương lai.
Xuân Đương
Theo Báo CA ĐN
Các bản tin khác
- Ngân hàng kiểm chặt dòng vốn, doanh nghiệp địa ốc đã sẵn sàng cho "cuộc chơi" mới?
- Đường ven biển Nguyễn Tất Thành sẽ mang một diện mạo khác
- Xây dựng An Thượng thành phố du lịch xuyên đêm
- Đà Nẵng đang bức bách về sân bay, bến cảng
- "Mua vàng thì lỗ, mua thổ thì lời"
- Đà Nẵng chi gần 15 tỷ đồng để phát triển du lịch năm 2018
- Bùng nổ căn hộ chia sẻ tại châu Á
- Bất động sản Đà Nẵng: Hình thành hai thái cực "nóng - lạnh"
- Ô tô nhập khẩu thuế 0% về Việt Nam: Giá xe giảm ngay 200 triệu
- Sun World Ba Na Hills tri ân người dân địa phương bằng chương trình đặc biệt
- Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 3-2018
- Cơ hội đầu tư phát triển kinh tế Đà Nẵng sau APEC
- Thị trường bất động sản nóng ngay sau Tết
- Hàng loạt chính sách mới tác động đến bất động sản năm 2018
- Triển khai thi công 2 dự án trọng điểm tại Q. Cẩm Lệ
- Các công trình trọng điểm: Đẩy nhanh tiến độ ngay từ đầu năm
- Bất động sản kỳ vọng lập kỷ lục mới về thu hút FDI
- Bức tranh bất động sản Châu Á Thái Bình Dương năm 2018
- Một năm bất động sản sôi động, hứa hẹn 2018 tiếp tục thành công
- Tầng lớp trung lưu đang thay đổi bất động sản