Quý 1/2015, lượng giao dịch bất động sản ở cả Hà Nội và Tp.HCM tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái...
Những dự án có giá hợp lý và giữ nguyên giá bán luôn thu hút sự quan tâm của khách hàng
Đón tín hiệu ấm lên của thị trường, một số chủ đầu tư bất động sản đã quyết định tăng giá bán trên nhiều phân khúc từ căn hộ đến đất nền.
Đây là điều nên mừng hay lo khi thị trường vừa mới ổn định và bắt đầu chu kỳ tăng trưởng mới?
Giá bán tăng mạnh phía Bắc
Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA), trong quý 1/2015, lượng giao dịch bất động sản ở cả Hà Nội và Tp.HCM tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Bất kể nguồn cung liên tục bùng nổ, việc tăng giá đang diễn ra mạnh tại nhiều dự án trên thị trường Hà Nội. Đặc biệt đối với những dự án đang có vị trí tốt và đang trong giai đoạn hoàn thiện, mức giá đã tăng tới 5 - 10% với những dự án có tiến độ xây dựng nhanh và đảm bảo chất lượng.
Cụ thể, tại một dự án thuộc quận Cầu Giấy (Hà Nội), khi mới tung hàng ra thị trường, dự án này có mức giá dao động từ 24 - 26 triệu đồng/m2, nhưng ngay trong đợt mở bán thứ hai, dự án này đã tăng lên mức 28 - 29 triệu đồng/m2.
Một dự án khác ở quận Hoàng Mai cũng tăng giá từ 20,5 triệu đồng/m2 trong lần mở bán đầu tiên lên 10% khi mở bán đợt 2, và thông báo sẽ tăng 30% vào tháng 7/2015.
Không chỉ ở phân khúc căn hộ, đất nền phía Bắc cũng rập rình tăng giá bất chấp nguồn cung sẽ được chào bán rất lớn trong thời gian tới.
Điển hình như tại dự án Nam Khánh, theo kế hoạch quý 2/2015, mức giá mới tăng khoảng 5 -10% so với cuối năm ngoái, tương đương mức 19,5-20 triệu đồng/m2.
Một số chủ đầu tư khác cũng úp mở chuyện tăng giá khi chưa công bố chính thức mức giá bán trên thị trường.
“Con dao hai lưỡi”
Phó tổng giám đốc Sacomreal Võ Thị Dịu Hiền cho rằng, trên thực tế, việc tăng hay giảm giá là nằm trong chiến thuật bán hàng của từng chủ đầu tư với từng dự án, từng giai đoạn. Tuy nhiên, việc tăng giá tại thời điểm này giống như con dao hai lưỡi, một mặt có thể giúp dự án hút được dòng tiền đầu cơ lướt sóng, nhưng mặt khác cũng mang chiều hướng không tích cực, khi niềm tin của khách hàng vừa quay lại thì thị trường đã có dấu hiệu không ổn định.
Ý thức được mặt hạn chế của việc tăng giá bán khi thị trường chưa ổn định, nhiều doanh nghiệp, nhất là tại thị trường phía Nam vẫn giữ ổn định giá bán.
Tại Tp.HCM, thị trường có dấu hiệu ổn định hơn so với Hà Nội. Nhiều dự án đất nền, biệt thự, nhà liền kề đồng loạt bung hàng, nhưng tình trạng tăng giá không xảy ra nhiều.
Đơn cử như dự án nhà phố liền kề xây sẵn thuộc dự án Mega Village (chủ đầu tư Khang Điền) có giá khoảng 2,45 tỷ đồng/căn trong các đợt mở bán đều giữ ở mức giá này.
Dự án đất nền Vạn Phúc Riverside của Đại Phúc Group được mở bán với mức giá khởi điểm từ 1,7 tỷ đồng/nền, nhưng ở các đợt mở bán tiếp theo, chủ đầu tư vẫn chưa có kế hoạch tăng giá nhiều.
Hoặc như dự án Jamona City của Sacomreal vừa công bố mở bán giai đoạn 3 với 39 nền thuộc khu phố thương mại với giá từ 20 triệu/m2. So với các đợt mở bán trước, mức giá này vẫn giữ ổn định, thậm chí có giảm. Cùng với đó, khách hàng thanh toán trước từ 380 triệu đồng đầu để sở hữu các sản phẩm nhà phố thương mại và chiết khấu tới 7% khi thanh toán trước.
Hiện nguồn cung căn hộ, đất nền trên thị trường rất lớn, lượng hàng tồn vẫn còn rất nhiều. Nếu chủ đầu tư tăng giá để kỳ vọng lợi nhuận cao, động thái này có thể khiến tác động tiêu cực đến niềm tin của khách hàng vào một thị trường vừa mới manh nha tái khởi động.
Đây là điều nên mừng hay lo khi thị trường vừa mới ổn định và bắt đầu chu kỳ tăng trưởng mới?
Giá bán tăng mạnh phía Bắc
Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA), trong quý 1/2015, lượng giao dịch bất động sản ở cả Hà Nội và Tp.HCM tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Bất kể nguồn cung liên tục bùng nổ, việc tăng giá đang diễn ra mạnh tại nhiều dự án trên thị trường Hà Nội. Đặc biệt đối với những dự án đang có vị trí tốt và đang trong giai đoạn hoàn thiện, mức giá đã tăng tới 5 - 10% với những dự án có tiến độ xây dựng nhanh và đảm bảo chất lượng.
Cụ thể, tại một dự án thuộc quận Cầu Giấy (Hà Nội), khi mới tung hàng ra thị trường, dự án này có mức giá dao động từ 24 - 26 triệu đồng/m2, nhưng ngay trong đợt mở bán thứ hai, dự án này đã tăng lên mức 28 - 29 triệu đồng/m2.
Một dự án khác ở quận Hoàng Mai cũng tăng giá từ 20,5 triệu đồng/m2 trong lần mở bán đầu tiên lên 10% khi mở bán đợt 2, và thông báo sẽ tăng 30% vào tháng 7/2015.
Không chỉ ở phân khúc căn hộ, đất nền phía Bắc cũng rập rình tăng giá bất chấp nguồn cung sẽ được chào bán rất lớn trong thời gian tới.
Điển hình như tại dự án Nam Khánh, theo kế hoạch quý 2/2015, mức giá mới tăng khoảng 5 -10% so với cuối năm ngoái, tương đương mức 19,5-20 triệu đồng/m2.
Một số chủ đầu tư khác cũng úp mở chuyện tăng giá khi chưa công bố chính thức mức giá bán trên thị trường.
“Con dao hai lưỡi”
Phó tổng giám đốc Sacomreal Võ Thị Dịu Hiền cho rằng, trên thực tế, việc tăng hay giảm giá là nằm trong chiến thuật bán hàng của từng chủ đầu tư với từng dự án, từng giai đoạn. Tuy nhiên, việc tăng giá tại thời điểm này giống như con dao hai lưỡi, một mặt có thể giúp dự án hút được dòng tiền đầu cơ lướt sóng, nhưng mặt khác cũng mang chiều hướng không tích cực, khi niềm tin của khách hàng vừa quay lại thì thị trường đã có dấu hiệu không ổn định.
Ý thức được mặt hạn chế của việc tăng giá bán khi thị trường chưa ổn định, nhiều doanh nghiệp, nhất là tại thị trường phía Nam vẫn giữ ổn định giá bán.
Tại Tp.HCM, thị trường có dấu hiệu ổn định hơn so với Hà Nội. Nhiều dự án đất nền, biệt thự, nhà liền kề đồng loạt bung hàng, nhưng tình trạng tăng giá không xảy ra nhiều.
Đơn cử như dự án nhà phố liền kề xây sẵn thuộc dự án Mega Village (chủ đầu tư Khang Điền) có giá khoảng 2,45 tỷ đồng/căn trong các đợt mở bán đều giữ ở mức giá này.
Dự án đất nền Vạn Phúc Riverside của Đại Phúc Group được mở bán với mức giá khởi điểm từ 1,7 tỷ đồng/nền, nhưng ở các đợt mở bán tiếp theo, chủ đầu tư vẫn chưa có kế hoạch tăng giá nhiều.
Hoặc như dự án Jamona City của Sacomreal vừa công bố mở bán giai đoạn 3 với 39 nền thuộc khu phố thương mại với giá từ 20 triệu/m2. So với các đợt mở bán trước, mức giá này vẫn giữ ổn định, thậm chí có giảm. Cùng với đó, khách hàng thanh toán trước từ 380 triệu đồng đầu để sở hữu các sản phẩm nhà phố thương mại và chiết khấu tới 7% khi thanh toán trước.
Hiện nguồn cung căn hộ, đất nền trên thị trường rất lớn, lượng hàng tồn vẫn còn rất nhiều. Nếu chủ đầu tư tăng giá để kỳ vọng lợi nhuận cao, động thái này có thể khiến tác động tiêu cực đến niềm tin của khách hàng vào một thị trường vừa mới manh nha tái khởi động.
Theo Thời báo Kinh tế VN
Các bản tin khác
- Chương trình phát triển đô thị thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2018 - 2030
- Siết tín dụng bất động sản: Loại bỏ nhà đầu tư "tay không bắt giặc"
- Cam kết lợi nhuận tựa con dao hai lưỡi
- 03/08/2018 1:25 PM Sang tên sổ đỏ khi nhận thừa kế
- Việt Nam sẽ có đô thị thông minh vào 2025
- 'Địa ốc hạng sang Việt Nam còn nhiều tiềm năng phát triển'
- Biến âu thuyền và cảng cá Thọ Quang thành điểm “ngắm cảnh, ăn uống, vui chơi”?
- 15 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 33-NQ/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ (KHÓA IX) Cú hích xây dựng Đà Nẵng đột phá, đáng sống
- Doanh nghiệp Việt Nam-Singapore liên kết hợp tác đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng
- Dự án căn hộ cao cấp: Những hiện tượng lạ trên thị trường
- Bài toán giải quyết rủi ro khi đầu tư thị trường bất động sản nam Đà Nẵng
- Giá đất tái định cư tại một số dự án trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn và Cẩm Lệ
- Phát triển đô thị Đà Nẵng: Hiện đại, bền vững và thân thiện với môi trường
- Sắp có ‘thuốc’ trị tranh chấp tại các chung cư
- Việt Nam có quá ít bất động sản xanh
- Siết lập vi bằng, mua bán nhà bớt rủi ro
- Nhận diện lực đẩy mới của thị trường bất động sản Đà Nẵng
- Chẳng dại gì mang 800 triệu mua đất ngoại thành, chọn chung cư mà ở
- Sốc với ưu đãi chưa từng có tại công viên giải trí nổi tiếng Đà Nẵng
- Ngắm hoàng hôn trên Cầu Vàng – Bà Nà Hills