Một số ngân hàng thương mại vẫn tìm cách trì hoãn hạ lãi suất cho vay trung dài hạn bằng “tiểu xảo”...
Đường cong lãi suất vẫn chưa thực sự được “tự nhiên”, mà phụ thuộc vào mục đích chủ quan của một số ngân hàng thương mại - Ảnh minh họa.
Từ đầu tháng 5/2015 đến nay, một số ngân hàng thương mại áp dụng biểu lãi suất huy động mới. So với đầu năm, lãi suất huy động VND đã giảm thêm từ 0,1 - 0,5%/năm ở hầu hết các kỳ hạn.
Lãi suất huy động VND theo đó hiện phổ biến từ 4 - 5,8%/năm ở các kỳ hạn ngắn từ 1 - 12 tháng; từ 6,5 - 6,8%/năm các kỳ hạn từ 15 - 36 tháng. Tuy nhiên, riêng kỳ hạn 13 tháng vẫn áp ngất ngưởng từ 7,4 - 7,5%/năm.
Như VnEconomy phản ánh ở bài viết gần đây, việc áp riêng lãi suất huy động cao đột biến ở kỳ hạn 13 tháng như trên chủ yếu nhằm làm tham chiếu để tính lãi suất cho vay trung dài hạn.
Cụ thể, hiện nhiều ngân hàng thương mại áp dụng cơ chế điều chỉnh lãi suất cho vay trung dài hạn bằng lãi suất huy động kỳ hạn 13 tháng (hoặc kỳ hạn huy động có lãi suất cao nhất) cộng thêm biên độ (phổ biến từ 3 - 5%/năm). Mức tham chiếu này càng cao thì lãi suất cho vay ngân hàng thu được càng lợi.
Đáng chú ý, mục đích huy động vốn tại kỳ hạn ngất ngưởng đó cũng được nêu rõ trên biểu niêm yết của một số ngân hàng. Nói cách khác, “tiểu xảo” để trì hoãn giảm lãi suất cho vay trung dài hạn, hoặc mục đích để neo lãi suất cho vay ở mức cao, thể hiện rõ.
Như tại một ngân hàng thương mại cổ phần lớn có trụ sở tại Tp.HCM, trên biểu lãi suất huy động vừa công bố, các kỳ hạn liền trước và liền sau kỳ hạn 13 tháng chỉ 5,5 - 5,8%/năm và 6 - 6,5%/năm, nhưng riêng kỳ hạn 13 tháng lên tới 7,5%/năm.
Ngân hàng này ghi rõ, riêng kỳ hạn 13 tháng lãi suất rất cao đó họ chỉ huy động các khoản tiền gửi, tiết kiệm mở mới từ 500 tỷ đồng trở lên - một điều kiện rất khó mở rộng đối với đại bộ phận người gửi tiền muốn gửi kỳ hạn này.
Kể từ năm 2012 đến nay, sau khi Ngân hàng Nhà nước triển khai nhiều biện pháp, lãi suất cho vay đã dần được bình ổn, đường cong lãi suất huy động cũng định hình lại hợp lý hơn.
Tuy nhiên, với thực tế trên, đường cong lãi suất vẫn chưa thực sự được “tự nhiên”, mà phụ thuộc vào mục đích chủ quan của một số ngân hàng thương mại.
Lãi suất huy động VND theo đó hiện phổ biến từ 4 - 5,8%/năm ở các kỳ hạn ngắn từ 1 - 12 tháng; từ 6,5 - 6,8%/năm các kỳ hạn từ 15 - 36 tháng. Tuy nhiên, riêng kỳ hạn 13 tháng vẫn áp ngất ngưởng từ 7,4 - 7,5%/năm.
Như VnEconomy phản ánh ở bài viết gần đây, việc áp riêng lãi suất huy động cao đột biến ở kỳ hạn 13 tháng như trên chủ yếu nhằm làm tham chiếu để tính lãi suất cho vay trung dài hạn.
Cụ thể, hiện nhiều ngân hàng thương mại áp dụng cơ chế điều chỉnh lãi suất cho vay trung dài hạn bằng lãi suất huy động kỳ hạn 13 tháng (hoặc kỳ hạn huy động có lãi suất cao nhất) cộng thêm biên độ (phổ biến từ 3 - 5%/năm). Mức tham chiếu này càng cao thì lãi suất cho vay ngân hàng thu được càng lợi.
Đáng chú ý, mục đích huy động vốn tại kỳ hạn ngất ngưởng đó cũng được nêu rõ trên biểu niêm yết của một số ngân hàng. Nói cách khác, “tiểu xảo” để trì hoãn giảm lãi suất cho vay trung dài hạn, hoặc mục đích để neo lãi suất cho vay ở mức cao, thể hiện rõ.
Như tại một ngân hàng thương mại cổ phần lớn có trụ sở tại Tp.HCM, trên biểu lãi suất huy động vừa công bố, các kỳ hạn liền trước và liền sau kỳ hạn 13 tháng chỉ 5,5 - 5,8%/năm và 6 - 6,5%/năm, nhưng riêng kỳ hạn 13 tháng lên tới 7,5%/năm.
Ngân hàng này ghi rõ, riêng kỳ hạn 13 tháng lãi suất rất cao đó họ chỉ huy động các khoản tiền gửi, tiết kiệm mở mới từ 500 tỷ đồng trở lên - một điều kiện rất khó mở rộng đối với đại bộ phận người gửi tiền muốn gửi kỳ hạn này.
Kể từ năm 2012 đến nay, sau khi Ngân hàng Nhà nước triển khai nhiều biện pháp, lãi suất cho vay đã dần được bình ổn, đường cong lãi suất huy động cũng định hình lại hợp lý hơn.
Tuy nhiên, với thực tế trên, đường cong lãi suất vẫn chưa thực sự được “tự nhiên”, mà phụ thuộc vào mục đích chủ quan của một số ngân hàng thương mại.
Theo Thời báo Kinh tế VN
Các bản tin khác
- Quy hoạch đô thị Đà Nẵng: Cần một cuộc “đại phẫu”? (Kỳ cuối: Không thể không làm!)
- Hỗ trợ công nhân tiếp cận nhà ở xã hội
- Quy hoạch tuyến đường vành đai phía tây 2
- Đà Nẵng: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không quá 10 ngày
- Quy hoạch đô thị Đà Nẵng: Cần một cuộc “đại phẫu”? (Bài 3: Những kiến giải)
- Bùng nổ xu hướng “wellness” trong lĩnh vực địa ốc
- Chuyên gia nói gì về thị trường đất nền?
- Người Việt mua nhà chú trọng đến vị trí
- Thị trường bất động sản: Cảm nhận nhịp đập M&A của thị trường
- Khách sạn, căn hộ condotel, biệt thự nghỉ dưỡng tiếp tục hưởng lợi từ du lịch Đà Nẵng
- Sát nhập Công ty Quản lý nhà với Công ty Quản lý nhà chung cư
- Các ngân hàng đang cho vay bất động sản ra sao?
- Đà Nẵng: Đấu giá quyền sử dụng 19 lô đất lớn trên địa bàn
- Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục đất đai
- Sứ mệnh của doanh nghiệp bất động sản Việt trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0
- Đẩy nhanh tiến độ đền bù giải tỏa phục vụ thi công các dự án
- Đà Nẵng đấu giá một số khu đất có diện tích lớn
- Cần một cuộc "đại phẫu" trong quy hoạch đô thị Đà Nẵng?
- Hình thành cấu trúc thiên nhiên trong lòng đô thị
- Vì sao nhà đầu tư châu Á đổ bộ bất động sản Việt Nam?