TTO - Việt Nam là một trong 10 quốc gia nhận kiều hối nhiều nhất thế giới. Năm 2014, kiều hối về Việt Nam khoảng 12,5 tỉ USD.
Bất động sản đang hấp dẫn nguồn vốn kiều hối |
Đầu tư bất động sản đang nhận được khoảng 17-20% tổng lượng kiều hối. Đặc biệt việc nới lỏng các điều kiện để Việt kiều và người nước ngoài mua và sở hữu nhà tại VN đang khiến bất động sản hấp dẫn nguồn vốn này.
Nhận định trên được ông Neil Macgregor Tổng giám đốc điều hành Savills VN đưa ra tại hội thảo “Bất động sản VN trong bối cảnh kinh tế xã hội1995- 2014”, tổ chức ngày 21-5 tại TP.HCM.
Ông Neil Macgregor nói: “Việc chính phủ VN sửa đổi luật nhà ở và luật kinh doanh bất động sản cho phép người nước ngoài và Việt kiều mua sở hữu nhà sẽ tạo ra một làn sóng nhà đầu tư vào thị trường này.
Trong ngắn hạn các nhà đầu tư của Singapore sẽ đặc biệt quan tâm tới thị trường này vì biên độ lợi nhuận cao hơn nhiều so với trong nước họ. Điều này đang thể hiện rõ khi các chủ đầu tư Singapore cũng đầu tư nhiều dự án bất động sản tại VN trong thời gian qua.
Tiếp đến các nhà đầu tư Hàn Quốc, Nhật Bản cũng trở thành những khách hàng tiềm năng cho thị trường VN”.
Với việc tung ra một dự án chung cư cao cấp với tổng mức đầu tư 100 triệu USD tại TP.HCM, ông Mark K Acree đại diện tập đoàn bất động sản Hamon Developments (Anh) cho biết, dự án này được thiết kế vừa bán, cho thuê và tất cả các dịch vụ tiện ích nhằm đón đầu lượng khách hàng nước ngoài và Việt kiều trong thời gian tới.
Tuy nhiên ông Mark K Acree cho rằng trong ngắn hạn thị trường bất động sản VN khó có biến động giá bởi nguồn cung trên thị trường đang lớn.
Theo Cục đầu tư nước ngoài tính từ đầu năm đến nay đã có 1.196 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào lĩnh vực xây dựng với tổng số vốn đăng ký khoảng 11,5 tỉ USD, chiếm 6,5% tổng số dự án và 4,5% tổng vốn đầu tư của cả nước và đứng thứ ba về ngành lĩnh vực thu hút FDI.
Quy mô bình quân dự án trong lĩnh vực xây dựng là 9,64 triệu USD. Riêng lĩnh vực Kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với 10 dự án đăng ký mới với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 327 triệu USD, chiếm 8,8% tổng vốn đầu tư.
Các bản tin khác
- Ban hành nghị định mới về cổ phần hóa
- Bất động sản đang... bất động
- Giao dịch bất động sản thông qua hợp đồng ủy quyền: “Độc chiêu” né thuế
- Rộng cửa đón người mua nhà ở xã hội
- Tiếp tục đề xuất “nới” tín dụng bất động sản
- TT-Huế: Thành lập 2 văn phòng công chứng tư đầu tiên ở Huế
- Nên áp dụng một mức thuế VAT
- Miễn thuế thu nhập cá nhân khi bán nhà
- Khổ vì mua nhà bằng vàng
- Đại hội Câu lạc bộ Công chứng thành phố Đà Nẵng lần thứ I (2011-2014)
- Mở rộng thẩm quyền chứng thực: Người dân có thêm cơ hội lựa chọn
- Ba vấn đề cần cảnh báo trong việc công chứng hợp đồng ủy quyền
- Đà Nẵng: Quy định về cấp GCN và chuyển QSDĐ đối với các DA phát triển đất ở
- Mua bán, chuyển nhượng bất động sản bằng Hợp đồng ủy quyền: Những rủi ro tiềm ẩn
- Thuế TNCN trong chuyển nhượng đất là 25%
- Rước họa vì mua nhà đất giấy tay
- Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số 11/2011/TT-BTP hướng dẫn thực hiện một số nội dung về công chứng viên, tổ chức và hoạt động công chứng, quản lý nhà nước về công chứng
- Căn cứ xác định giá đất thị trường
- Quy hoạch 9 dự án đầu tư xây dựng
- Cấm cán bộ, công chức mua bán hồ sơ đất đai