TT - Phản hồi bài viết “Tỉnh táo với tờ rơi quảng cáo bán nhà” (Tuổi Trẻngày 7-7), nhiều bạn đọc đã than phiền bị mất thời gian với kiểu quảng cáo bán nhà nhiều thông tin sai lệch.
Cũng giống như những người có nhu cầu tìm chỗ an cư, tôi đã từng lần theo các địa chỉ quảng cáo nhà đất, căn hộ được đăng tải trên báo, tin nhắn hay tờ rơi được phát ở các ngã tư... với hi vọng sẽ có một chỗ ở hợp lý.
Cứ mỗi lần đọc được thông tin nghe chừng phù hợp, đại loại như giá rẻ, chỉ cần trả trước chút ít là nhận nhà ngay, cách trung tâm thành phố 15 phút đi xe máy, diện tích rộng, tiện nghi, trả góp, vay lãi suất ưu đãi, thậm chí 0%... là vợ chồng tôi lại cố gắng liên lạc để tìm hiểu thêm. Càng tìm hiểu, chúng tôi càng nản bởi tất cả đều chỉ là “bánh vẽ”, không đúng như những gì được thể hiện trên quảng cáo.
Chúng tôi quyết định chuyển hướng sau mấy tháng trời “lùng sục” khắp nơi theo các thông tin quảng cáo. Đầu tiên, vợ chồng tôi tìm đến các công ty dịch vụ nhà đất, các doanh nghiệp đầu tư bất động sản.
Tại những nơi này, chúng tôi được đội ngũ nhân viên tư vấn tiếp đón nhiệt tình. Nhìn chung, tất cả sản phẩm mà chúng tôi được tư vấn đều hợp lý với điều kiện, hoàn cảnh và cả túi tiền mà chúng tôi đang có. Tuy nhiên, khi “mắt thấy” thì hoàn toàn khác, không giống như những gì chúng tôi đã được nghe. Nơi thì tình trạng pháp lý chưa đâu vào đâu, nơi thì dự án mới nằm trên giấy, nơi thì hẻm quá chật so với quảng cáo, chỗ thì mồ mả, chỗ thì kiểu “15 phút chim bay”...
Cuối cùng, chúng tôi quyết định tìm đến dự án của một tập đoàn có tiếng tăm trên thị trường bất động sản ở TP.HCM. Vậy mà không phải các thông tin chúng tôi được tư vấn đều chính xác.
Chẳng hạn, trong quá trình tư vấn, “đẳng cấp Singapore”, “khóa từ” cho các căn hộ... là những thuật ngữ luôn được các nhân viên của tập đoàn đem ra để thuyết phục khách hàng nhưng khi ký hợp đồng mua bán, chuyện “khóa từ” không thấy thể hiện trong phần phụ lục hợp đồng. Tôi và một số khách hàng khác có thắc mắc thì được giải thích qua loa, lảng tránh.
Bên cạnh đó, trong hợp đồng tập đoàn này cũng đưa ra nhiều điều khoản bất lợi cho khách hàng, thuận lợi cho công ty. Ví dụ như khi khách hàng thanh toán trễ sẽ bị phạt bằng cách tính lãi, trong khi tập đoàn lại được quyền giao nhà trước hoặc sau sáu tháng theo hợp đồng...
Qua câu chuyện của tôi, có thể thấy rằng quảng cáo bất động sản, cho dù là cá nhân hay doanh nghiệp, phần lớn đều là “bánh vẽ”. Điều quan trọng nhất là người mua phải tìm hiểu cho thật kỹ.
Bực mình chuyến đi xem đất Tôi là giáo viên ở TP.HCM, tích cóp được chút ít nên đi tìm đất giá phù hợp cất nhà ở. Theo quảng cáo giới thiệu đất nằm ở đường Nguyễn Văn Linh nối dài giá 480 triệu đồng. Tôi đồng ý mua vì giá phù hợp với mình, nếu đi đường Nguyễn Văn Linh hay đại lộ Võ Văn Kiệt thì tôi sẽ đi làm hằng ngày ở Q.1 khoảng 15km. Khi đi xem đất với hai người bán, tôi chạy hết đường Nguyễn Văn Linh vẫn chưa thấy đến, họ tiếp tục dẫn tôi chạy mãi qua hết huyện Bình Chánh đến Bến Lức (Long An). Tôi coi lại đồng hồ tính kilômet đường đi trên xe thì từ đường Nguyễn Văn Linh đến vị trí lô đất khoảng 17 - 18km. Tính ra từ chỗ tôi làm đến nơi lô đất này đến trên 35km. Cô “cò” đất nói ngon ngọt: “Em thấy anh mua đất chỗ này xây nhà ở lâu dài thì tiện nhất, đẹp nhất”. Tôi hỏi lại: “Em coi có ai một ngày đi làm và đi về hết 70 - 80km không?” rồi bỏ về. Cô “cò” đất hôm sau còn điện thoại cố hỏi tôi cho bằng được: “Anh còn băn khoăn điều gì mà chưa mua?”. Thật là hết biết cho quảng cáo! Tóm lại, đừng bao giờ nghe lời quảng cáo đất đai mà phải hỏi kỹ trước khi đi xem để tránh mất thời gian. |
Các bản tin khác
- Phải nộp thuế khi uỷ quyền giao dịch bất động sản
- Thị trường đất nền Đà Nẵng tăng nhiệt
- Đà Nẵng: Đất nền vùng ven tăng giá
- Đà Nẵng: Đổ xô ra vùng ven mua đất
- Kênh huy động vốn mới cho bất động sản
- Muốn công chứng bán xe, phải mang xe đến?
- Nghịch lý thị trường bất động sản ở Đà Nẵng
- Thắt chặt tín dụng với thị trường bất động sản: Người dân có nhiều cơ hội mua nhà hơn
- Triển vọng thị trường bất động sản Đà Nẵng
- Quy chế bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại ngân hàng thương mại
- Thị trường bất động sản chờ đợi gì ở năm Tân Mão?
- Thị trường bất động sản năm 2010: Không nóng ảo!
- Kịch bản nào cho thị trường bất động sản 2011
- Chính sách mới về giảm nợ và thu nợ tiền sử dụng đất quy ra vàng
- Giá đất tại Đà Nẵng năm 2011: Cao nhất 35,28 triệu đồng/m2
- Thành lập Hiệp hội Bất động sản Đà Nẵng
- Hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng Vẫn phân biệt đối xử công - tư
- Khó khăn trong chuyển nhượng căn hộ
- Giá đất sốt từng ngày
- Đà Nẵng: Đất đô thị có mức giá cao nhất 25,2 triệu đồng/m2