TT - Đó là khẳng định của đại diện Cục Phát triển nhà (Bộ Xây dựng) tại hội thảo về các dự thảo nghị định quy định chi tiết Luật nhà ở và Luật kinh doanh bất động sản.
|
Ông Yoshida Akio (người Nhật Bản) cho rằng nên sớm có các quy định cụ thể để người nước ngoài có thể mua nhà định cư tại VN Ảnh: ĐÌNH DÂN |
Hội thảo do Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) tổ chức ngày 17-7.
Tuy nhiên cũng tại hội thảo này, nhiều ý kiến cho rằng cả người nước ngoài và chủ dự án đều lúng túng do các quy định về việc cho người nước ngoài mua nhà trong Luật nhà ở mới chưa có nghị định hướng dẫn chi tiết.
Ông Yoshida Akio, giám đốc văn phòng đại diện của Công ty Kitakei Nhật Bản tại VN, cho biết sau khi Chính phủ VN mở cửa cho người nước ngoài mua nhà, ông dự tính mua nhà và định cư tại VN.
“Nhưng tôi vẫn chưa biết cần phải làm những thủ tục gì, chẳng hạn tờ visa như thế nào mới được mua. Mong Chính phủ VN sớm có hướng dẫn chi tiết để cộng đồng người nước ngoài sớm có cơ hội mua nhà tại VN” - ông Akio nói.
Theo ông Nguyễn Thanh Tú - giám đốc kinh doanh tiếp thị Công ty Sacomreal, nhiều khách hàng người nước ngoài tìm đến thắc mắc về thủ tục để được mua nhà nhưng công ty không biết giải thích thế nào. Chẳng hạn, người nước ngoài thuộc đối tượng nào mới được mua nhà tại VN?
Thời hạn sở hữu nhà theo quy định là 50 năm, nếu chủ người nước ngoài phải về nước và muốn bán lại căn nhà đã mua thì người mua sau có được sở hữu 50 năm hay chỉ sở hữu khoảng thời gian còn lại của hợp đồng?...
“Đó là một trong số những thắc mắc mà chúng tôi chưa giải đáp được với khách hàng” - ông Tú nói.
Ông Thân Thế Anh, trưởng phòng quản lý nhà Cục Phát triển nhà (Bộ Xây dựng), cho biết theo quy định của luật, người nước ngoài chỉ cần nhập cảnh VN là có thể mua được nhà, “một ngày cũng được mua nhà tại VN” - ông Anh nhấn mạnh.
Còn Việt kiều muốn mua nhà cần có giấy đóng dấu kiểm chứng xuất nhập cảnh, giấy chứng minh Việt kiều. “Khi người nước ngoài về nước muốn chuyển nhượng lại bất động sản đó sẽ được gia hạn thời gian sở hữu tối đa một lần và không mất thêm khoản phí nào” - ông Anh nói.
Thêm nhiều DN bất động sản ký bảo lãnh với ngân hàng Công ty CP phát triển bất động sản Phát Đạt (PDR) vừa ký kết với Ngân hàng TMCP Đông Á (DAB) chương trình hợp tác bảo lãnh và tài trợ vốn cho người mua nhà thuộc dự án The EverRich 2 và The EverRich 3 (Q.7), thực hiện theo điều 56 về việc bảo lãnh trước khi bán hoặc cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai của Luật kinh doanh bất động sản có hiệu lực kể từ ngày 1-7. Trước đó, Công ty bất động sản Hưng Thịnh (Hung Thinh Land) cũng ký kết hợp tác với năm ngân hàng gồm VietBank, SCB, Sacombank, VietinBank và BIDV nhằm cam kết bảo lãnh cho người mua nhà đối với các dự án do Hưng Thịnh triển khai. Như vậy, đến nay nhiều công ty bất động sản trên địa bàn TP.HCM đã thực hiện việc ký kết với các ngân hàng nhằm bảo lãnh cho khách hàng mua nhà với các doanh nghiệp như Novaland, Công ty CP đầu tư và kinh doanh nhà Khang Điền (KDH), PDR, Hung Thinh Land... Theo ông Lê Hoàng Châu - chủ tịch HoREA, đây là động thái cần thiết nhằm bảo đảm quyền lợi cho khách mua nhà. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước cần tổ chức hậu kiểm để đảm bảo việc bảo lãnh thực hiện đúng cam kết. |
Các bản tin khác
- Sẽ giải ngân hết gói 30.000 tỷ đồng trong năm nay
- Sắp ra mắt khu đô thị sinh thái ven sông Cổ Cò 5 view đẳng cấp
- Có nên đầu tư dài hạn vào dự án bất động sản cao cấp?
- 3 lần mua nhà mang lại cho tôi nhiều bài học hữu ích
- Thưởng thức bia miễn phí tại lễ hội bia Bà Nà Hills
- Người mua nhà và "cột mỡ" chính sách
- Mua đất với khoản tiền nhỏ: Tại sao lại không?
- Thủ tục tách sổ đỏ
- Rủi ro mua đất chờ tách thửa
- Xây dựng quận Ngũ Hành Sơn thành khu đô thị lớn
- Khổ sở khi khi mua phải căn nhà có đường vào bị tranh chấp
- 4 chiêu câu khách bất động sản hấp dẫn
- Đà Nẵng lấy khu đất “vàng” 3.000m2 làm công viên
- Ba lưu ý thị trường bất động sản của Bộ trưởng Hồng Hà
- Yếu tố quan trọng người mua căn hộ dễ bỏ qua
- Mua đất với khoản tiền nhỏ: Tại sao lại không?
- Nở rộ "đa cấp" bất động sản
- Góp tiền mua đất chung, giấy chứng nhận cấp ra sao?
- Công khai dự án thế chấp ngân hàng, sao phải lo lắng?
- Đau khổ trước 'cánh đồng bất tận' thủ tục