CafeLand - Các nhà đầu tư nước ngoài khi vào Việt Nam có xu hướng tìm kiếm các dự án đang hoạt động, có dòng tiền ổn định. Các dự án họ quan tâm chủ yếu thuộc phân khúc trung và cao cấp. Nếu như ở các thành phố lớn, họ tìm các dự án tại khu vực trung tâm thì ở các thành phố du lịch họ để mắt đến các dự án nghỉ dưỡng ven biển. Tất nhiên, những dự án này cần có đầy đủ pháp lý, toàn tất giải tỏa mặt bằng.
Đó là xu hướng của các nhà đầu tư nước ngoài khi vào Việt Nam được bà Võ Thị Phương Mai – Giám đốc phát triển kinh doanh Cushman & Wakefield Việt Nam chia sẻ tại hội thảo “Bất động sản Việt Nam, cơ hội vươn ra thế giới” vừa được tổ chức tại Tp.HCM.
Ảnh minh họa.
Theo bà Mai, Việt Nam có dân số trẻ chiếm 60% nên nhu cầu mua nhà và mua bất động sản của người Việt Nam cũng như người nước ngoài sinh sống ở Việt Nam hoặc là người nước ngoài đầu tư vào Việt Nam cao. Thêm vào đó, Việt Nam đang có những thế mạnh để thu hút đầu tư nước ngoài như FDI vào Việt Nam đang có xu hướng tăng, các dự án hạ tầng quy mô được đẩy mạnh, GDP tăng trưởng tốt, nhân công rẻ, tầng lớp trung lưu gia tăng,…
Giám đốc phát triển kinh doanh Cushman & Wakefield Việt Nam dự báo, trong vòng 5 năm tới, các nhà đầu tư nước sẽ rót vốn vào bất động sản nhà ở và bất động sản khu công nghiệp.
Khảo sát của Cushman & Wakefield Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2015 có 67% nhà đầu tư châu Á nhắm đến phát triển các dự án lớn, 17% nhà đầu tư nhắm đến thị trường văn phòng, 9% quan tâm đến các trung tâm thương mại và chỉ có 2% quan tâm đến khách sạn.
Theo ông Winston Lee, Giám đốc phát triển sản phẩm Property Gugu, trong một nghiên cứu mới đây nhất, khảo sát các nhà đầu tư Singapore về sự hấp dẫn khi đầu tư vào thị trường bất động sản các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thì Việt Nam đứng thứ 3 sau Malaysia và Úc.
Ông Stuart Chng, Giám đốc cấp cao Savills Residential Pte, cho biết người Singapore muốn đầu tư bất động sản tại Việt Nam vì tại Singapore họ không có suất đầu tư mang lại lợi nhuận cao. Nếu đầu tư tại Singapore trong khoản thời gian từ 2 đến 3 năm thì lợi nhuận chỉ từ 3 đến 5%, trong khi nếu đầu tư vào các thị trường mới nổi thì lợi nhuận có thể tăng từ 2 đến 3 lần trong thời gian từ 2 đến 3 năm.
Nhà đầu tư Singpore khá sành sỏi trong đầu tư bất động sản nên họ muốn khám phá thị trường mới như là Việt Nam. Vì ở nước sở tại, giá bất động sản tăng cao, chính phủ lại có chính sách đánh thuế cao đối với những người mua căn nhà thứ 2 nên các nhà đầu tư không mấy mặn mà khi đầu tư trong nước và họ chuyển dịch sang đầu tư ở các nước khác, trong đó có các nước mới phát triển như Việt Nam.
Tuy nhiên để thu hút được họ thì cần đưa ra những lý do để thuyết phục họ đầu tư cũng như lợi nhuận mà họ sẽ có được cũng như bức tranh tổng quan kinh tế cũng phải rõ ràng để nhà đầu tư có thể nhìn vào đó mà đưa ra những quyết định đúng đắn nhất, ông Stuart Chng cho biết.
Các bản tin khác
- Quảng Nam - Đà Nẵng: Sớm hình thành không gian đô thị chung
- Một dự án bất động sản có 8 luật, hàng chục nghị định, thông tư... điều chỉnh
- Đà Nẵng: Mở toang cửa ngõ Tây Bắc
- Đà Nẵng ủng hộ các lĩnh vực mà Tập đoàn giáo dục KinderWorld muốn đầu tư
- Đà Nẵng: Hạn chế xây chung cư cao tầng tại các khu đất dưới 1.200m2
- Thị trường bất động sản Đà Nẵng “nóng” lên bất thường
- Thu nhập 10 triệu/tháng làm thế nào để mua được nhà?
- Căn hộ nghỉ dưỡng Monarchy ra mắt tòa B3 hướng sông Hàn đẹp nhất dự án
- Bẫy lãi suất trong giấc mơ mua nhà
- Lãi suất 2018: Ổn định nhưng khó giảm
- Doanh nghiệp bất động sản đang dựa quá nhiều vào vốn vay
- Giá trị bất động sản qua “lăng kính” người mua
- Xong thủ tục, ôtô Indonesia sắp tràn về Việt Nam
- Ngăn chặn mua, bán trái phép chung cư thuộc sở hữu Nhà nước
- Hợp đồng mua bán, chuyển nhượng nhà đất được thừa phát lại lập vi bằng có hợp lệ?
- Hạ tầng đồng bộ có ‘ủ nhiệt’ cho BĐS?
- Bất động sản Đà Nẵng đang “tạo sóng” mới (Bài 2: Hủy giao dịch, "bẻ kèo" vì giá đất tăng "chóng mặt")
- Bất động sản Đà Nẵng đang “tạo sóng” mới (Bài 1: Giá đất lên như “diều gặp gió”!)
- Tạo động lực mới phát triển Đà Nẵng
- Hoán đổi, thu hồi các khu đất, dự án để phục vụ công cộng