CafeLand - Theo số liệu của Tổng Cục thống kê (GSO), dựa trên quy mô dân số 90,73 triệu người của năm 2014, GDP bình quân đầu người Việt Nam đạt 2.028 USD tương đương 169USD/tháng, dự kiến sẽ đạt khoảng 2.300 USD vào năm 2015.
Mức lương trung bình của một cử nhân Đại học mới ra trường thông thường đạt 5.000.000 VNĐ/tháng .
Trên thị trường bất động sản Hà Nội, giá một căn chung cư bình dân hoặc một căn nhà trong ngõ nhỏ thấp nhất dao động xung quanh ngưỡng 1.000.000.000 VNĐ.
Và vấn đề lên kế hoạch chuẩn bị tài chính để mua nhà luôn là rất nóng, đặc biệt là đối với những người trẻ đang trong độ tuổi lao động.
Hãy thống kê những cách chuẩn bị tài chính thường gặp nhất:
1/ Dựa vào sự giúp đỡ của gia đình
Thông thường những người trẻ sau kết hôn thường được bố mẹ chồng/vợ hoặc cả hai bên giúp đỡ phần lớn tiền để mua căn nhà đầu tiên. Sự giúp đỡ tài chính này hết sức phổ biến dựa trên tài sản tích lũy lâu năm của thế hệ trước. Nếu không có sự giúp đỡ của cha mẹ, phần lớn các cặp vợ chồng trẻ không thể mua nhà ít nhất là sau 5 năm đầu tiên của hôn nhân.
2/ Kết hợp huy động nhiều nguồn vay
Nếu như không có sự giúp đỡ chủ lực của bố mẹ, cách làm phổ biến nhất của các cặp vợ chồng trẻ để sớm mua được nhà sau khi kết hôn là công thức kết hợp nhiều nguồn tiền: 1 phần tiền tích lũy có sẵn + 1 phần tiền do bố mẹ hai bên giúp đỡ + 1 phần tiền vay anh em họ hàng, bạn bè thân thiết.
Ưu điểm của kế hoạch tài chính này là các nguồn vay lãi suất thấp, đôi khi bằng không và thời gian cho vay dài hạn, rất thuận lợi để lên kế hoạch trả nợ dần dựa trên thu nhập cố định (lương, lợi nhuận kinh doanh…)
3/ Dựa trên những khoản thu nhập bất ngờ
Lợi nhuận kinh doanh chứng khoán, bất động sản, các mặt hàng sinh lời cao… góp một tỷ lệ đáng kể vào khả năng mua nhà của một số người trẻ tuổi nhanh nhạy trong kinh doanh. Tuy nhiên trong tình hình thị trường hiện nay, tỷ lệ những người mua nhà theo khả năng này không còn nhiều .
4/ Dựa trên tích lũy và vay vốn ngân hàng
Lựa chọn nhà thu nhập thấp, đăng ký mua nhà ở xã hội, tìm nhà tại khu vực ngoại thành hay chấp nhận đất xen kẹt giá rẻ, rất nhiều các gia đình trẻ đã mua nhà theo cách này. Phần lớn ngân quỹ tích lũy của những người lao động trẻ tuổi chỉ phù hợp với các mảnh đất ngoại thành có giá trị trên dưới 500.000.000 VNĐ .Hoặc may mắn hơn, họ mua được nhà ở thu nhập thấp, nhà ở xã hội với thời gian vay vốn ngân hàng dài hạn và lãi xuất phù hợp. Tuy nhiên vấn đề chứng minh thu nhập, hồ sơ giấy tờ và kế hoạch trả nợ bằng lương vẫn luôn là sự trăn trở với rất nhiều người.
5/ Tiếp tục ở nhà thuê và chờ giá bất động sản đi xuống
Không đủ tài chính để mua nhà, rất nhiều người lao động tiếp tục ở nhà thuê, nhà trọ. Trên thực tế, chi phí của việc ở trọ rẻ hơn rất nhiều so với chi phí mua nhà. Tuy nhiên tính chất không ổn định của việc thuê nhà và tâm lý thích “mảnh đất cắm dùi” vẫn khiến mọi người vẫn ưa chuộng việc sở hữu một căn nhà hơn. Họ luôn mong chờ thị trường xuống giá để mua được căn nhà với mức giá phù hợp. Nếu như các dự án nhà ở xã hội cho thuê được triển khai hiệu quả thì áp lực lên thị trường bất động sản giảm tải và chắc chắn giá mua nhà ở xuống mức phù hợp hơn.
Các bản tin khác
- Quảng Nam - Đà Nẵng: Sớm hình thành không gian đô thị chung
- Một dự án bất động sản có 8 luật, hàng chục nghị định, thông tư... điều chỉnh
- Đà Nẵng: Mở toang cửa ngõ Tây Bắc
- Đà Nẵng ủng hộ các lĩnh vực mà Tập đoàn giáo dục KinderWorld muốn đầu tư
- Đà Nẵng: Hạn chế xây chung cư cao tầng tại các khu đất dưới 1.200m2
- Thị trường bất động sản Đà Nẵng “nóng” lên bất thường
- Thu nhập 10 triệu/tháng làm thế nào để mua được nhà?
- Căn hộ nghỉ dưỡng Monarchy ra mắt tòa B3 hướng sông Hàn đẹp nhất dự án
- Bẫy lãi suất trong giấc mơ mua nhà
- Lãi suất 2018: Ổn định nhưng khó giảm
- Doanh nghiệp bất động sản đang dựa quá nhiều vào vốn vay
- Giá trị bất động sản qua “lăng kính” người mua
- Xong thủ tục, ôtô Indonesia sắp tràn về Việt Nam
- Ngăn chặn mua, bán trái phép chung cư thuộc sở hữu Nhà nước
- Hợp đồng mua bán, chuyển nhượng nhà đất được thừa phát lại lập vi bằng có hợp lệ?
- Hạ tầng đồng bộ có ‘ủ nhiệt’ cho BĐS?
- Bất động sản Đà Nẵng đang “tạo sóng” mới (Bài 2: Hủy giao dịch, "bẻ kèo" vì giá đất tăng "chóng mặt")
- Bất động sản Đà Nẵng đang “tạo sóng” mới (Bài 1: Giá đất lên như “diều gặp gió”!)
- Tạo động lực mới phát triển Đà Nẵng
- Hoán đổi, thu hồi các khu đất, dự án để phục vụ công cộng