Người nước ngoài băn khoăn về một số điều khoản trong Luật Nhà ở khi họ mua bất động sản tại Việt Nam...
Hầu hết các đơn vị bán hàng, chủ đầu tư bất động sản trong nước vẫn chưa "lấy được tiền" từ khách nước ngoài, Việt kiều.
Sau hơn hai tháng Luật Nhà ở sửa đổi cho phép người nước ngoài, Việt Kiều được phép mua nhà ở Việt Nam, tình hình chung dường như vẫn chỉ dừng ở mức độ... nghe ngóng.
Điều đáng nói, bên cạnh việc thiếu các chế tài hướng dẫn cụ thể, nhiều người nước ngoài có nhu cầu mua nhà tại Việt Nam vẫn băn khoăn về sự “bình đẳng nửa vời” trong các điều luật được vốn được cho là khá thông thoáng.
Băn khoăn
Francis Koh là một công dân Singapore, đang có ý định mua một căn hộ tại Việt Nam, sau khi Luật Nhà ở với những điều khoản cho phép người nước ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam được thông qua từ 1/7/2015.
Tuy nhiên, khi tìm đến các sàn giao dịch bất động sản, thông tin từ những nhân viên bán hàng đã khiến Francis phải gác lại ý định của mình, cho dù, theo anh giá một căn hộ tại trung tâm thành phố lớn của Việt Nam là rẻ hơn nhiều lần so với khu vực ngoại ô ở đất nước anh.
Sự hào hứng sở hữu nhà tại Việt Nam của vị khách ngoại này bị giảm đáng kể khi anh nhận được tư vấn: “Người nước ngoài mua căn hộ sẽ sử dụng được 50 năm và sau đó có thể gia hạn thêm 20 năm nữa. Nhưng nếu người này chưa ở hết 50 năm rồi bán căn hộ này lại cho người Việt Nam, người Việt Nam đó sẽ sở hữu vĩnh viễn”.
Phản ứng về quy định trên, Francis nói rằng: “Hạn chế sở hữu 50 năm là chưa thỏa đáng, bởi luật chơi không công bằng. Tại sao lại có chuyện phân biệt đối xử 50 năm, rồi gia hạn thêm 20 năm, vì rủi như không được gia hạn thêm thì bắt đền ai đây?”
Theo anh, đã cho người nước ngoài vào mua bất động sản thì Việt Nam nên tạo ra cuộc chơi bình đẳng. Chẳng hạn như ở Singapore, nhà nước có thể phụ thu một số lệ phí ban đầu đối với người nước ngoài, nhưng đã vào thị trường mua bán thì không còn phân biệt.
Gerard Gastel là chủ một nhà hàng Pháp tại Hà Nội, cũng đang mong muốn được sở hữu một căn hộ thực sự tại Việt Nam sau nhiều năm “thuê trọ” nơi đất khách quê người.
Tài chính đã sẵn sàng, nhưng điều khiến Gastel băn khoăn chính là nếu chẳng may, ông không muốn ở lại Việt Nam nữa thì người mua lại căn hộ sẽ sở hữu như thế nào.
Ngoài ra, Gastel cũng băn khoăn về các thủ tục vay ngân hàng, chuyển tiền mua, bán nhà… liệu có ủng hộ người nước ngoài như ông hay không.
Theo tìm hiểu của VnEconomy, tại nhiều dự án bất động sản tại Hà Nội, sau hơn hai tháng từ thời điểm 1/7, hầu hết vẫn “bất động” về thanh khoản đối với người nước ngoài, cho dù không ít chủ đầu tư đã triển khai khá rầm rộ các chương trình bán nhà cho khách ngoại.
Đại diện CenGroup - một đơn vị tiếp thị dự án bất động sản có tên tuổi tại Hà Nội - xác nhận, đến thời điểm này, trong số hàng nghìn giao dịch thành công trong suốt hai tháng qua, vẫn chưa có bất kỳ một giao dịch hay đặt cọc nào của khách nước ngoài đối với các dự án bất động sản tại Hà Nội.
Trưởng bộ phận Nhà ở của Savills Việt Nam tại Hà Nội, bà Hoàng Phương cũng xác nhận, “hầu hết vẫn chỉ là nghe ngóng, tìm hiểu chứ bản thân doanh nghiệp này cũng chưa dám tư vấn hay tiến hành làm thủ tục cho một trường hợp khách ngoại quốc nào”.
Còn theo Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ Tài Nguyên và Môi trường), sau gần 6 năm thực hiện thí điểm cho người nước ngoai mua nhà tại Việt Nam, đến nay mới chỉ có 200 trường hợp được mua nhà trên tổng số khoảng 80.000 người nước ngoài có nhu cầu mua nhà đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam.
Cần “linh hoạt” hơn?
Theo Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM (HoREA) Lê Hoàng Châu, luật Việt Nam cho người nước ngoài mua nhà mới “mở” về cơ bản, nhiều vấn đề liên quan đến thủ tục, giấy tờ vẫn nhiêu khê, phức tạp.
Đáng nói, trong bối cảnh tất cả các bên đều đang chờ thông tư hướng dẫn, người nước ngoài, đặc biệt là Việt kiều có nhu cầu mua nhà vẫn đang gặp khó khăn.
Cụ thể, việc xác định nguồn gốc người Việt Nam của Việt kiều sinh sống ở nước ngoài, trong trường hợp Việt kiều không có khai sinh hoặc giấy tờ tùy thân khác để chứng minh nguồn gốc người Việt, thì có thể linh hoạt sử dụng thông tin trên giấy tờ khác có giá trị để cung cấp thông tin về nguồn gốc dân tộc, hoặc nơi sinh của Việt kiều do nước sở tại cấp để xác định nguồn gốc người Việt.
Giấy chứng nhận nguồn gốc người Việt, cấp cho Việt kiều, cần có giá trị vĩnh viễn, thay vì chỉ có giá trị trong 5 năm như hiện nay.
Ngay cả việc xác định cơ quan cấp giấy cũng cần lịnh hoạt hơn bằng việc bổ sung Ủy ban Về người Việt Nam ở nước ngoài của thành phố Hà Nội, Tp.HCM cũng được quyền cấp giấy chứng nhận nguồn gốc người Việt cho Việt kiều.
Bên cạnh đó, HoREA cũng kiến nghị Bộ Xây dựng và Ngân hàng Nhà nước thống nhất hướng dẫn cá nhân, tổ chức nước ngoài về việc chuyển khoản tiền mua nhà ở từ tổ chức tín dụng nước ngoài vào Việt Nam để mua nhà ở hoặc thủ tục vay của những chi nhánh ngân hàng, tổ chức tín dụng nước ngoài hoạt động ở Việt Nam để mua nhà ở.
Đặc biệt, để hoá giải băn khoăn của nhiều người nước ngoài nói trên về thời hạn sở hữu, ông Lê Hoàng Châu cho rằng, người nước ngoài thuộc diện được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam khi nhận chuyển nhượng nhà ở của người nước ngoài thì cũng được phép sở hữu nhà ở tối đa là 50 năm, mà không tính thời hạn của chủ cũ đã sử dụng.
Điều đáng nói, bên cạnh việc thiếu các chế tài hướng dẫn cụ thể, nhiều người nước ngoài có nhu cầu mua nhà tại Việt Nam vẫn băn khoăn về sự “bình đẳng nửa vời” trong các điều luật được vốn được cho là khá thông thoáng.
Băn khoăn
Francis Koh là một công dân Singapore, đang có ý định mua một căn hộ tại Việt Nam, sau khi Luật Nhà ở với những điều khoản cho phép người nước ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam được thông qua từ 1/7/2015.
Tuy nhiên, khi tìm đến các sàn giao dịch bất động sản, thông tin từ những nhân viên bán hàng đã khiến Francis phải gác lại ý định của mình, cho dù, theo anh giá một căn hộ tại trung tâm thành phố lớn của Việt Nam là rẻ hơn nhiều lần so với khu vực ngoại ô ở đất nước anh.
Sự hào hứng sở hữu nhà tại Việt Nam của vị khách ngoại này bị giảm đáng kể khi anh nhận được tư vấn: “Người nước ngoài mua căn hộ sẽ sử dụng được 50 năm và sau đó có thể gia hạn thêm 20 năm nữa. Nhưng nếu người này chưa ở hết 50 năm rồi bán căn hộ này lại cho người Việt Nam, người Việt Nam đó sẽ sở hữu vĩnh viễn”.
Phản ứng về quy định trên, Francis nói rằng: “Hạn chế sở hữu 50 năm là chưa thỏa đáng, bởi luật chơi không công bằng. Tại sao lại có chuyện phân biệt đối xử 50 năm, rồi gia hạn thêm 20 năm, vì rủi như không được gia hạn thêm thì bắt đền ai đây?”
Theo anh, đã cho người nước ngoài vào mua bất động sản thì Việt Nam nên tạo ra cuộc chơi bình đẳng. Chẳng hạn như ở Singapore, nhà nước có thể phụ thu một số lệ phí ban đầu đối với người nước ngoài, nhưng đã vào thị trường mua bán thì không còn phân biệt.
Gerard Gastel là chủ một nhà hàng Pháp tại Hà Nội, cũng đang mong muốn được sở hữu một căn hộ thực sự tại Việt Nam sau nhiều năm “thuê trọ” nơi đất khách quê người.
Tài chính đã sẵn sàng, nhưng điều khiến Gastel băn khoăn chính là nếu chẳng may, ông không muốn ở lại Việt Nam nữa thì người mua lại căn hộ sẽ sở hữu như thế nào.
Ngoài ra, Gastel cũng băn khoăn về các thủ tục vay ngân hàng, chuyển tiền mua, bán nhà… liệu có ủng hộ người nước ngoài như ông hay không.
Theo tìm hiểu của VnEconomy, tại nhiều dự án bất động sản tại Hà Nội, sau hơn hai tháng từ thời điểm 1/7, hầu hết vẫn “bất động” về thanh khoản đối với người nước ngoài, cho dù không ít chủ đầu tư đã triển khai khá rầm rộ các chương trình bán nhà cho khách ngoại.
Đại diện CenGroup - một đơn vị tiếp thị dự án bất động sản có tên tuổi tại Hà Nội - xác nhận, đến thời điểm này, trong số hàng nghìn giao dịch thành công trong suốt hai tháng qua, vẫn chưa có bất kỳ một giao dịch hay đặt cọc nào của khách nước ngoài đối với các dự án bất động sản tại Hà Nội.
Trưởng bộ phận Nhà ở của Savills Việt Nam tại Hà Nội, bà Hoàng Phương cũng xác nhận, “hầu hết vẫn chỉ là nghe ngóng, tìm hiểu chứ bản thân doanh nghiệp này cũng chưa dám tư vấn hay tiến hành làm thủ tục cho một trường hợp khách ngoại quốc nào”.
Còn theo Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ Tài Nguyên và Môi trường), sau gần 6 năm thực hiện thí điểm cho người nước ngoai mua nhà tại Việt Nam, đến nay mới chỉ có 200 trường hợp được mua nhà trên tổng số khoảng 80.000 người nước ngoài có nhu cầu mua nhà đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam.
Cần “linh hoạt” hơn?
Theo Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM (HoREA) Lê Hoàng Châu, luật Việt Nam cho người nước ngoài mua nhà mới “mở” về cơ bản, nhiều vấn đề liên quan đến thủ tục, giấy tờ vẫn nhiêu khê, phức tạp.
Đáng nói, trong bối cảnh tất cả các bên đều đang chờ thông tư hướng dẫn, người nước ngoài, đặc biệt là Việt kiều có nhu cầu mua nhà vẫn đang gặp khó khăn.
Cụ thể, việc xác định nguồn gốc người Việt Nam của Việt kiều sinh sống ở nước ngoài, trong trường hợp Việt kiều không có khai sinh hoặc giấy tờ tùy thân khác để chứng minh nguồn gốc người Việt, thì có thể linh hoạt sử dụng thông tin trên giấy tờ khác có giá trị để cung cấp thông tin về nguồn gốc dân tộc, hoặc nơi sinh của Việt kiều do nước sở tại cấp để xác định nguồn gốc người Việt.
Giấy chứng nhận nguồn gốc người Việt, cấp cho Việt kiều, cần có giá trị vĩnh viễn, thay vì chỉ có giá trị trong 5 năm như hiện nay.
Ngay cả việc xác định cơ quan cấp giấy cũng cần lịnh hoạt hơn bằng việc bổ sung Ủy ban Về người Việt Nam ở nước ngoài của thành phố Hà Nội, Tp.HCM cũng được quyền cấp giấy chứng nhận nguồn gốc người Việt cho Việt kiều.
Bên cạnh đó, HoREA cũng kiến nghị Bộ Xây dựng và Ngân hàng Nhà nước thống nhất hướng dẫn cá nhân, tổ chức nước ngoài về việc chuyển khoản tiền mua nhà ở từ tổ chức tín dụng nước ngoài vào Việt Nam để mua nhà ở hoặc thủ tục vay của những chi nhánh ngân hàng, tổ chức tín dụng nước ngoài hoạt động ở Việt Nam để mua nhà ở.
Đặc biệt, để hoá giải băn khoăn của nhiều người nước ngoài nói trên về thời hạn sở hữu, ông Lê Hoàng Châu cho rằng, người nước ngoài thuộc diện được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam khi nhận chuyển nhượng nhà ở của người nước ngoài thì cũng được phép sở hữu nhà ở tối đa là 50 năm, mà không tính thời hạn của chủ cũ đã sử dụng.
Theo Thời báo Kinh tế VN
Các bản tin khác
- Chưa cấp sổ đỏ lâu dài cho condotel ở Đà Nẵng
- Bất động sản Việt Nam biến đổi theo cơn sốt bùng nổ công nghệ
- Vì sao văn phòng chia sẻ bùng nổ nhanh chóng?
- Triệu người lo sợ: Mua nhà an toàn phải trả giá đắt!
- Hướng đến "thiên đường" nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế
- Đà Nẵng hướng đến tăng trưởng du lịch bền vững
- "Viên ngọc báu" Bãi Bụt
- Hạng mục Cải tạo nút giao thông phía tây cầu Rồng: Bổ sung vào Dự án Phát triển bền vững thành phố
- Đề nghị đầu tư nhiều công trình trọng điểm
- Thế mạnh “bất bại” của Officetel – Kênh đầu tư không thể bỏ qua trong năm 2018
- Đấu giá quyền sử dụng đất quy hoạch Công viên phần mềm số 2
- Đẩy nhanh tiến độ Dự án Đô thị Đại học Đà Nẵng
- Chọn căn hộ đã bàn giao, người mua nhà cần chú ý gì?
- Tiềm năng thị trường căn hộ officetel
- Sớm gỡ những “nút thắt” phát triển
- Vicoland và Daewon hợp tác phát triển nhiều dự án bất động sản nghỉ dưỡng cao cấp
- 09/10/2018 2:07 PM Quy định tài sản chung, tài sản riêng vợ chồng
- Quảng trường mở bên bờ sông Hàn
- Cảnh báo tình trạng sốt đất ảo ở xã Hòa Liên
- Săn ngay gói Combo đêm để “bắt” những khoảnh khắc tuyệt diệu tại Bà Nà