Khi hết hạn giao mà người sử dụng đất tiếp tục có nhu cầu thì sẽ được giao tiếp, chứ không thu hồi để chia lại đất.
Đó là thông tin từ Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam trước câu hỏi của báo giới liên quan đến có hay không chủ trương của Chính phủ về việc thu hồi, phân chia lại đất đai khi thời hạn giao đất (20 năm đối với đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy và 50 năm đối với đất trồng cây lâu năm và rừng sản xuất) sẽ hết hiệu lực vào năm 2013.
Theo Bộ trưởng Vũ Đức Đam, Luật Đất đai 2003 đã quy định rất cụ thể về thời hạn và ứng xử trong giao đất và sử dụng đất. Theo đó, khi hết thời hạn giao đất, nếu người sử dụng đất tiếp tục có nhu cầu mà trong quá trình sử dụng đất tuân thủ đúng quy định của nhà nước... sẽ được tiếp tục sử dụng đất.
Vì vậy, người phát ngôn của Chính phủ đề nghị báo chí phải thông tin để người dân hiểu đúng, đầy đủ quy định của pháp luật. “Sắp tới đây, trong quá trình sửa đổi Luật Đất đai 2003, nếu cần thiết thì chắc chắn khi hết hạn giao đất, nếu người sử dụng tiếp tục có nhu cầu sẽ được giao tiếp, chứ hoàn toàn sẽ không có chuyện thu hồi để chia lại đất đai”, Bộ trưởng Đam nói.
Bộ trưởng Vũ Đức Đam chủ trì buổi họp báo Chính phủ chiều 6/3.
Chính phủ sẽ giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường và các địa phương chỉ đạo, hướng dẫn nhân dân để họ yên tâm, sao cho khi hết thời hạn giao đất họ sẽ được sử dụng tiếp.
Cũng theo Bộ trưởng Vũ Đức Đam, vừa qua, Chính phủ và các cơ quan quản lý cũng nắm được một số thông tin rằng, có tâm lý đến năm 2013 là hết thời hạn giao đất, một số ngân hàng đã không hiểu đúng điều này, nên đã gây khó dễ cho một số người dân khi họ thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng.
Do đó, Chính phủ sẽ chỉ đạo hệ thống ngân hàng, các bộ ngành phải hiểu đúng, đủ các quy định của pháp luật để tránh gây bất ổn trong quá trình quản lý đất đai và tránh được khó khăn cho người dân.
Trước đó, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết, trong quá trình thảo luận về việc tổng kết, sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Chính phủ cũng đã có yêu cầu các bộ, ngành chức năng báo cáo tổng kết tình hình thực hiện Luật Đất đai, trên cơ sở đó Chính phủ sẽ có kiến nghị, đề xuất lên Quốc hội, Bộ Chính trị một số sửa đổi liên quan đến đất đai để làm sao sử dụng tài nguyên này một cách có hiệu quả, đảm bảo cho người dân có đất sản xuất.
Với quan điểm cá nhân của mình, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho rằng, đến năm 2013 sẽ hết thời hạn giao đất nhưng nếu trong khi chưa có một giải pháp rõ ràng khi thời hạn giao đất đã hết thì tốt nhất nên kéo dài thời hạn giao đất, chờ đến khi luật được sửa đổi rõ ràng.
Các bản tin khác
- Chương trình phát triển đô thị thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2018 - 2030
- Siết tín dụng bất động sản: Loại bỏ nhà đầu tư "tay không bắt giặc"
- Cam kết lợi nhuận tựa con dao hai lưỡi
- 03/08/2018 1:25 PM Sang tên sổ đỏ khi nhận thừa kế
- Việt Nam sẽ có đô thị thông minh vào 2025
- 'Địa ốc hạng sang Việt Nam còn nhiều tiềm năng phát triển'
- Biến âu thuyền và cảng cá Thọ Quang thành điểm “ngắm cảnh, ăn uống, vui chơi”?
- 15 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 33-NQ/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ (KHÓA IX) Cú hích xây dựng Đà Nẵng đột phá, đáng sống
- Doanh nghiệp Việt Nam-Singapore liên kết hợp tác đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng
- Dự án căn hộ cao cấp: Những hiện tượng lạ trên thị trường
- Bài toán giải quyết rủi ro khi đầu tư thị trường bất động sản nam Đà Nẵng
- Giá đất tái định cư tại một số dự án trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn và Cẩm Lệ
- Phát triển đô thị Đà Nẵng: Hiện đại, bền vững và thân thiện với môi trường
- Sắp có ‘thuốc’ trị tranh chấp tại các chung cư
- Việt Nam có quá ít bất động sản xanh
- Siết lập vi bằng, mua bán nhà bớt rủi ro
- Nhận diện lực đẩy mới của thị trường bất động sản Đà Nẵng
- Chẳng dại gì mang 800 triệu mua đất ngoại thành, chọn chung cư mà ở
- Sốc với ưu đãi chưa từng có tại công viên giải trí nổi tiếng Đà Nẵng
- Ngắm hoàng hôn trên Cầu Vàng – Bà Nà Hills