(PL)- “Thống nhất với kiến nghị của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) về việc cho phép Ủy ban Về người Việt Nam ở nước ngoài tại TP.HCM xác nhận nguồn gốc Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo cơ chế được Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) ủy quyền cho Ủy ban Về người Việt Nam ở nước ngoài tại TP.HCM.
Điều này nhằm giảm bớt hồ sơ hành chính đang giải quyết tại Sở Tư pháp và ủy ban này, tạo điều kiện cho Việt kiều được giải quyết nhanh thủ tục liên quan”. Đó là một trong những nội dung Sở Xây dựng thống nhất với kiến nghị của HoREA trong văn bản kiến nghị gửi UBND TP.
Cuối tháng 7, theo chỉ đạo của UBND TP.HCM, Sở Xây dựng và các cơ quan chức năng đã nghiên cứu các nội dung đề nghị của HoREA. Theo đó, nhiều nội dung được thống nhất với đề nghị của HoREA để tạo điều kiện cho các đối tượng nêu trên được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Cụ thể, về trường hợp bán hoặc tặng cho nhà ở cá nhân, tổ chức nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, Sở Xây dựng cũng thống nhất với kiến nghị của HoREA cho sở hữu tối đa 50 năm thay vì chỉ được sở hữu trong thời hạn còn lại. Tuy nhiên, với kiến nghị của HoREA về việc Chính phủ công bố công khai khu vực đảm bảo quốc phòng, an ninh mà người nước ngoài không được mua và sở hữu nhà ở, Sở Xây dựng TP không thống nhất. Vì theo Sở Xây dựng, việc này liên quan đến bí mật quốc gia và thông thường các dự án nhà ở thương mại được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt cho phép đầu tư xây dựng đều tập trung tại khu vực dân cư hoặc thương mại, dịch vụ, không thuộc khu vực quy hoạch an ninh, quốc phòng.
Ngoài ra, Sở Xây dựng cũng không chấp nhận kiến nghị của hiệp hội về việc các bộ Công an, Xây dựng, Ngoại giao thống nhất cấp visa với thời hạn dài, có thể từ một đến ba năm, được xuất cảnh nhiều lần, phù hợp với thông lệ quốc tế. “Vì không cần thiết do Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 đã có quy định thời hạn cấp visa cho người nước ngoài tối đa là năm năm” - Sở Xây dựng nêu.
Một số nội dung khác cũng được thống nhất như khi các đối tượng nói trên gia hạn quyền sở hữu nhà ở thì không phải chịu thêm khoản phí nào khác ngoài lệ phí hành chính theo quy định. Cùng đó, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Xây dựng thống nhất hướng dẫn các tổ chức, cá nhân nước ngoài về việc chuyển khoản tiền mua nhà ở từ ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam để mua nhà ở, hoặc thủ tục vay của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
Về những nội dung nêu trên, UBND TP đã giao Sở Xây dựng tiếp tục lấy ý kiến góp ý của các sở, ngành liên quan để tổng hợp trình Chính phủ xem xét.
VIỆT HOA
Theo Báo Pháp luật TPHCM
Các bản tin khác
- Quảng Nam - Đà Nẵng: Sớm hình thành không gian đô thị chung
- Một dự án bất động sản có 8 luật, hàng chục nghị định, thông tư... điều chỉnh
- Đà Nẵng: Mở toang cửa ngõ Tây Bắc
- Đà Nẵng ủng hộ các lĩnh vực mà Tập đoàn giáo dục KinderWorld muốn đầu tư
- Đà Nẵng: Hạn chế xây chung cư cao tầng tại các khu đất dưới 1.200m2
- Thị trường bất động sản Đà Nẵng “nóng” lên bất thường
- Thu nhập 10 triệu/tháng làm thế nào để mua được nhà?
- Căn hộ nghỉ dưỡng Monarchy ra mắt tòa B3 hướng sông Hàn đẹp nhất dự án
- Bẫy lãi suất trong giấc mơ mua nhà
- Lãi suất 2018: Ổn định nhưng khó giảm
- Doanh nghiệp bất động sản đang dựa quá nhiều vào vốn vay
- Giá trị bất động sản qua “lăng kính” người mua
- Xong thủ tục, ôtô Indonesia sắp tràn về Việt Nam
- Ngăn chặn mua, bán trái phép chung cư thuộc sở hữu Nhà nước
- Hợp đồng mua bán, chuyển nhượng nhà đất được thừa phát lại lập vi bằng có hợp lệ?
- Hạ tầng đồng bộ có ‘ủ nhiệt’ cho BĐS?
- Bất động sản Đà Nẵng đang “tạo sóng” mới (Bài 2: Hủy giao dịch, "bẻ kèo" vì giá đất tăng "chóng mặt")
- Bất động sản Đà Nẵng đang “tạo sóng” mới (Bài 1: Giá đất lên như “diều gặp gió”!)
- Tạo động lực mới phát triển Đà Nẵng
- Hoán đổi, thu hồi các khu đất, dự án để phục vụ công cộng