Những khái niệm tưởng chừng “bình thường thôi”, nhưng cũng mang tới rất nhiều ý nghĩa trong phong cách sống. Nhà hay tổ ấm, sẽ quyết định được hạnh phúc của tất cả những thành viên đang trú ngụ trong đó.
1.
Một lần tôi nghe một người quen trò chuyện với thầy giáo tiếng Anh: “Chúng ta học bài tại my house nhé!”. Tôi thắc mắc với anh: “Ủa, sao anh không sử dụng là my home? Đó là tổ ấm của anh, gia đình của anh. Như vậy có phải là tình cảm hơn không!”.
Và từ ý tưởng này, mà tôi nghĩ liên miên. Ngày 20/10 - Ngày Phụ nữ Việt Nam cũng vừa mới đây, nay tôi xin rót ly trà mời bạn đọc, để chúng ta cùng trò chuyện với nhau về hai khái niệm này. Tưởng chừng giống nhau, tưởng chừng có thể đánh đồng được, mà lại khác xa vô cùng.
Anh bạn sử dụng từ “my house” ấy là một người đàn ông thành đạt. Vào năm 35 tuổi - cách nay tròn 20 năm - anh đã có trong tay trên 30 tỷ đồng. Anh mua đất đai, nhà cửa và tham gia vào trong một ngân hàng cổ phần. Tiền đẻ ra tiền. Đến thời điểm này, anh từng khoe có khoảng chừng 300 tỷ đồng, chưa kể các bất động sản đang đứng tên cô em gái. Anh có vợ và con trai, họ ở di động hai căn nhà không cách nhau quá xa. Tối ngủ một nơi, còn ban ngày sống một nơi. Các căn nhà của anh thì ổn, đẹp đẽ, sang trọng, nói thêm thì là quá ổn. Nhưng, tổ ấm của anh có vấn đề nghiêm trọng.
Vợ anh là người phụ nữ duyên dáng, hiền lành, con gái cưng của sếp anh. Chị cưới anh khi còn đang cắp sách tới giảng đường đại học. Thời ấy, theo lời anh kể, chị cũng đang có một mối tình với anh bạn nào đó chung trường, rồi anh kia bỏ chị giữa đàng để đi yêu người khác. Anh chị tới với nhau, thực lòng thì đều có các toan tính riêng. Anh là người đàn ông phong độ ngời ngời, một cách để chị trả thù ngọt ngào tình cũ. Còn chị thì trở thành cầu nối quan trọng để anh chính thức lọt vào trong một gia đình danh giá. Họ cùng nhau gầy dựng cuộc sống chung.
Lấy vợ rồi nhưng thói đào hoa của anh đã dắt người đàn ông này phiêu lưu qua đủ các cung đường tình ái. Buồn bã đau khổ nhiều không giải quyết được gì, bà xã anh theo đạo Tin lành để giải tỏa nỗi lòng. Vậy là cứ lối chàng chàng đi, lối nàng nàng rẽ. Căn nhà với họ đúng nghĩa là căn nhà. Ấm áp gì nổi khi người ta coi các bức tường ghép lại với nhau chỉ là nơi che mưa che nắng và thực hiện các việc riêng tư mà không ai nhìn thấy. Chẳng có hình ảnh vợ chồng con cái đùm túm yêu thương trong nhà. Bếp núc không đỏ lửa. Người vợ không nấu ăn bao giờ. Chiều tối 30 Tết năm trước, trong khi tất cả các gia đình khác quần tụ, thì tôi nhận được tin nhắn trên Facebook của anh gửi cùng hơn chục bạn khác nữa, mời đi nhậu.
“Trời đất, ở nhà em đang rộn cả việc lên anh ơi, sao anh không ở nhà phụ giúp vợ trang hoàng nhà cửa đón Xuân”? Anh nói, vợ anh cùng con trai qua Phú Mỹ Hưng với ông bà ngoại rồi. Tôi hỏi anh sao không đi cùng hai mẹ con, thì anh bảo, anh chỉ ghé chút xíu rồi đi liền. Nhà bố mẹ vợ chứ có phải nhà mình đâu!
2.
Thực sự, tôi vẫn nghĩ, với người bạn vong niên ấy, thì bản thân nhà của anh cũng không được chủ nhân coi trọng đúng nghĩa. Có lẽ những người thân ruột rà đã chán ngấy phải xây dựng một phía. “Bức tường” đứng trơ trọi một mình thì sao có thể là tổ ấm được đây?
Một lần, tôi hỏi người phụ nữ trong gia đình ấy: “Sao chị không cương quyết bắt ảnh có thói quen vun đắp cho tổ ấm ngay lúc mới kết hôn?”. “Làm sao mà thay đổi tính tình ổng được! Ban đầu tui cũng khóc lóc, làm mình làm mẩy dữ lắm. Riết rồi quen. Biết ổng đi chỗ này, quen chỗ khác mà đành nhắm mắt cho qua. Giữ cha cho con, giữ chồng cho mình chứ biết sao giờ!”.
50 tuổi, người phụ nữ ấy đã bước qua ngưỡng dốc bên kia của con núi cuộc đời. Ôm tiền và ôm sự lạnh giá của các căn nhà đang có trong tay, mà chị vẫn thấy hạnh phúc với các sứt sẹo của gia đình mình, thì cũng xin ngả nón bái phục.
Và cũng nói một cách rất công tâm rằng, chưa chắc người đàn ông ấy không cảm thấy mất mát. Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm. Mà nếu đã thấy hết ấm thiệt rồi, thì hãy nên dũng cảm dứt bỏ. Chỉ có điều, phụ nữ nên chia tay ở giai đoạn bản thân vẫn còn có sức quyến rũ người khác, thì tốt hơn nhiều!
Các bản tin khác
- Quảng Nam - Đà Nẵng: Sớm hình thành không gian đô thị chung
- Một dự án bất động sản có 8 luật, hàng chục nghị định, thông tư... điều chỉnh
- Đà Nẵng: Mở toang cửa ngõ Tây Bắc
- Đà Nẵng ủng hộ các lĩnh vực mà Tập đoàn giáo dục KinderWorld muốn đầu tư
- Đà Nẵng: Hạn chế xây chung cư cao tầng tại các khu đất dưới 1.200m2
- Thị trường bất động sản Đà Nẵng “nóng” lên bất thường
- Thu nhập 10 triệu/tháng làm thế nào để mua được nhà?
- Căn hộ nghỉ dưỡng Monarchy ra mắt tòa B3 hướng sông Hàn đẹp nhất dự án
- Bẫy lãi suất trong giấc mơ mua nhà
- Lãi suất 2018: Ổn định nhưng khó giảm
- Doanh nghiệp bất động sản đang dựa quá nhiều vào vốn vay
- Giá trị bất động sản qua “lăng kính” người mua
- Xong thủ tục, ôtô Indonesia sắp tràn về Việt Nam
- Ngăn chặn mua, bán trái phép chung cư thuộc sở hữu Nhà nước
- Hợp đồng mua bán, chuyển nhượng nhà đất được thừa phát lại lập vi bằng có hợp lệ?
- Hạ tầng đồng bộ có ‘ủ nhiệt’ cho BĐS?
- Bất động sản Đà Nẵng đang “tạo sóng” mới (Bài 2: Hủy giao dịch, "bẻ kèo" vì giá đất tăng "chóng mặt")
- Bất động sản Đà Nẵng đang “tạo sóng” mới (Bài 1: Giá đất lên như “diều gặp gió”!)
- Tạo động lực mới phát triển Đà Nẵng
- Hoán đổi, thu hồi các khu đất, dự án để phục vụ công cộng