Nhu cầu cho “giải pháp văn phòng giao dịch” tiêu chuẩn quốc tế sẽ gia tăng...
Hiện nay chỉ có một số ít công ty, ví dụ như G-Office đã có thể bắt kịp xu hướng với mô hình văn phòng giao dịch kèm dịch vụ hỗ trợ, kết nối cực kỳ chuyên nghiệp, thiết kế sang trọng và tọa lạc ngay tại trung tâm Sài Gòn.
Tuy không phải là ngành được hưởng tác động trực tiếp nhất, nhưng bất động sản được dự báo sẽ đón những làn sóng mới tích cực khi Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Được coi là nước kém phát triển nhất trong số 12 thành viên nhưng Việt Nam lại có nhiều khả năng sẽ thu được những lợi ích lớn nhất.
TPP được dự tính có thể giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 23,5 tỷ USD vào năm 2020 và 33,5 tỷ USD vào năm 2025. Một số tập đoàn, công ty lớn trên thế giới đã cân nhắc đầu tư vào Việt Nam với mục tiêu biến Việt Nam trở thành một trong những cứ điểm quan trọng trong chuỗi sản xuất của họ.
Tham gia TPP sẽ giúp xu hướng này phát triển mạnh hơn, là điều kiện quan trọng để Việt Nam bước sang giai đoạn phát triển các ngành mới, có hàm lượng công nghệ cao hơn.
Cùng với việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng là sự góp mặt vào thị trường của nhiều công ty nước ngoài. Nhu cầu liên quan đến bất động sản và các dịch vụ xung quanh bất động sản được dự kiến sẽ tăng theo xu thế này.
Nhu cầu đối với đất nhà máy, đất công nghiệp và kho bãi, đặc biệt những lô đất đạt chuẩn được dự báo sẽ tăng do nguồn cung còn hạn chế. Ưu đãi về thuế quan khi Việt Nam gia nhập TPP cũng sẽ khiến nhiều nhà sản xuất từ các nước khác cân nhắc việc di chuyển hoặc xây mới nhà máy, xưởng sản xuất tại Việt Nam để giảm chi phí cũng như tận dụng nguồn lao động giá rẻ.
Nhu cầu đối với căn hộ dịch vụ, căn hộ cho thuê và thậm chí căn hộ để bán sẽ tăng cao hơn khi nhiều công ty nước ngoài hơn đến Việt Nam. Đặc biệt, khi Luật Nhà ở mới cho phép người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam, nhu cầu dành cho các căn hộ cao cấp được dự báo tăng mạnh.
Việc tăng cường đầu tư nước ngoài và nhu cầu phát triển của các công ty nước ngoài thành lập tại Việt Nam cũng sẽ gia tăng nhu cầu về mặt bằng văn phòng tiêu chuẩn quốc tế.
Ngoài ra, với những công ty startup hoặc doanh nghiệp nước ngoài muốn bước đầu thăm dò thị trường, thì nhu cầu cho “giải pháp văn phòng giao dịch” tiêu chuẩn quốc tế sẽ gia tăng.
Tại Việt Nam, hiện rất ít các “văn phòng giao dịch” chuyên nghiệp với sự đầu tư bài bản, với chiến lược kinh doanh dài hạn và có tầm nhìn. Từ mô típ văn phòng ảo, văn phòng chia sẻ, một số startup mở rộng lên thành café chia sẻ, hoặc chỉ đơn giản là thiết kế lịch sự và ấn tượng hơn.
Nhưng để thật sự tạo ra được một nơi không chỉ có tiện ích về mặt chỗ ngồi, mà mang lại được những giá trị gia tăng đắt giá, nơi kết nối, giao dịch và tăng thêm cơ hội kinh doanh cho nhau thì chưa thật sự có nhiều đơn vị triển khai bài bản.
Hiện nay chỉ có một số ít công ty, ví dụ như G-Office đã có thể bắt kịp xu hướng trên với mô hình văn phòng giao dịch kèm dịch vụ hỗ trợ, kết nối cực kỳ chuyên nghiệp, thiết kế sang trọng và tọa lạc ngay tại trung tâm Sài Gòn.
Đối với doanh nghiệp bất động sản, để nắm bắt tốt cơ hội này, trước hết cần hiểu rõ về TPP và những quy định liên quan, vạch ra những cơ hội có thể tận dụng và phương cách để đối mặt với những thách thức.
Một điều nữa doanh nghiệp cần chú tâm, đó không chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu nắm bắt yêu cầu của thị trường và thị hiếu người tiêu dùng nước ngoài, mà còn cần rà lại chính mình, chắt lọc những ưu điểm, thế mạnh để tận dụng cho tốt hơn.
Trong một thị trường được mở rộng, việc cải tiến, nâng tầm sản phẩm dịch vụ, tạo sự khác biệt, dù nhỏ, nhưng có thể mang lại bước đột phá và thành công lớn. “Nâng tầm doanh nghiệp” chính là bước quan trọng để có thể “nâng bước thành công”.
Được coi là nước kém phát triển nhất trong số 12 thành viên nhưng Việt Nam lại có nhiều khả năng sẽ thu được những lợi ích lớn nhất.
TPP được dự tính có thể giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 23,5 tỷ USD vào năm 2020 và 33,5 tỷ USD vào năm 2025. Một số tập đoàn, công ty lớn trên thế giới đã cân nhắc đầu tư vào Việt Nam với mục tiêu biến Việt Nam trở thành một trong những cứ điểm quan trọng trong chuỗi sản xuất của họ.
Tham gia TPP sẽ giúp xu hướng này phát triển mạnh hơn, là điều kiện quan trọng để Việt Nam bước sang giai đoạn phát triển các ngành mới, có hàm lượng công nghệ cao hơn.
Cùng với việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng là sự góp mặt vào thị trường của nhiều công ty nước ngoài. Nhu cầu liên quan đến bất động sản và các dịch vụ xung quanh bất động sản được dự kiến sẽ tăng theo xu thế này.
Nhu cầu đối với đất nhà máy, đất công nghiệp và kho bãi, đặc biệt những lô đất đạt chuẩn được dự báo sẽ tăng do nguồn cung còn hạn chế. Ưu đãi về thuế quan khi Việt Nam gia nhập TPP cũng sẽ khiến nhiều nhà sản xuất từ các nước khác cân nhắc việc di chuyển hoặc xây mới nhà máy, xưởng sản xuất tại Việt Nam để giảm chi phí cũng như tận dụng nguồn lao động giá rẻ.
Nhu cầu đối với căn hộ dịch vụ, căn hộ cho thuê và thậm chí căn hộ để bán sẽ tăng cao hơn khi nhiều công ty nước ngoài hơn đến Việt Nam. Đặc biệt, khi Luật Nhà ở mới cho phép người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam, nhu cầu dành cho các căn hộ cao cấp được dự báo tăng mạnh.
Việc tăng cường đầu tư nước ngoài và nhu cầu phát triển của các công ty nước ngoài thành lập tại Việt Nam cũng sẽ gia tăng nhu cầu về mặt bằng văn phòng tiêu chuẩn quốc tế.
Ngoài ra, với những công ty startup hoặc doanh nghiệp nước ngoài muốn bước đầu thăm dò thị trường, thì nhu cầu cho “giải pháp văn phòng giao dịch” tiêu chuẩn quốc tế sẽ gia tăng.
Tại Việt Nam, hiện rất ít các “văn phòng giao dịch” chuyên nghiệp với sự đầu tư bài bản, với chiến lược kinh doanh dài hạn và có tầm nhìn. Từ mô típ văn phòng ảo, văn phòng chia sẻ, một số startup mở rộng lên thành café chia sẻ, hoặc chỉ đơn giản là thiết kế lịch sự và ấn tượng hơn.
Nhưng để thật sự tạo ra được một nơi không chỉ có tiện ích về mặt chỗ ngồi, mà mang lại được những giá trị gia tăng đắt giá, nơi kết nối, giao dịch và tăng thêm cơ hội kinh doanh cho nhau thì chưa thật sự có nhiều đơn vị triển khai bài bản.
Hiện nay chỉ có một số ít công ty, ví dụ như G-Office đã có thể bắt kịp xu hướng trên với mô hình văn phòng giao dịch kèm dịch vụ hỗ trợ, kết nối cực kỳ chuyên nghiệp, thiết kế sang trọng và tọa lạc ngay tại trung tâm Sài Gòn.
Đối với doanh nghiệp bất động sản, để nắm bắt tốt cơ hội này, trước hết cần hiểu rõ về TPP và những quy định liên quan, vạch ra những cơ hội có thể tận dụng và phương cách để đối mặt với những thách thức.
Một điều nữa doanh nghiệp cần chú tâm, đó không chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu nắm bắt yêu cầu của thị trường và thị hiếu người tiêu dùng nước ngoài, mà còn cần rà lại chính mình, chắt lọc những ưu điểm, thế mạnh để tận dụng cho tốt hơn.
Trong một thị trường được mở rộng, việc cải tiến, nâng tầm sản phẩm dịch vụ, tạo sự khác biệt, dù nhỏ, nhưng có thể mang lại bước đột phá và thành công lớn. “Nâng tầm doanh nghiệp” chính là bước quan trọng để có thể “nâng bước thành công”.
Theo Thời báo Kinh tế VN
Các bản tin khác
- Quy hoạch đô thị Đà Nẵng: Cần một cuộc “đại phẫu”? (Kỳ cuối: Không thể không làm!)
- Hỗ trợ công nhân tiếp cận nhà ở xã hội
- Quy hoạch tuyến đường vành đai phía tây 2
- Đà Nẵng: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không quá 10 ngày
- Quy hoạch đô thị Đà Nẵng: Cần một cuộc “đại phẫu”? (Bài 3: Những kiến giải)
- Bùng nổ xu hướng “wellness” trong lĩnh vực địa ốc
- Chuyên gia nói gì về thị trường đất nền?
- Người Việt mua nhà chú trọng đến vị trí
- Thị trường bất động sản: Cảm nhận nhịp đập M&A của thị trường
- Khách sạn, căn hộ condotel, biệt thự nghỉ dưỡng tiếp tục hưởng lợi từ du lịch Đà Nẵng
- Sát nhập Công ty Quản lý nhà với Công ty Quản lý nhà chung cư
- Các ngân hàng đang cho vay bất động sản ra sao?
- Đà Nẵng: Đấu giá quyền sử dụng 19 lô đất lớn trên địa bàn
- Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục đất đai
- Sứ mệnh của doanh nghiệp bất động sản Việt trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0
- Đẩy nhanh tiến độ đền bù giải tỏa phục vụ thi công các dự án
- Đà Nẵng đấu giá một số khu đất có diện tích lớn
- Cần một cuộc "đại phẫu" trong quy hoạch đô thị Đà Nẵng?
- Hình thành cấu trúc thiên nhiên trong lòng đô thị
- Vì sao nhà đầu tư châu Á đổ bộ bất động sản Việt Nam?