Mẹ còn sống nhưng đã bị con khai tử từ năm 1992. Kèm theo đó là những bản tự khai không đúng sự thật.
Năm 2010, ông T. (phường 14, quận 6, TP.HCM) đến Phòng Công chứng số 7 để làm thủ tục khai nhận và phân chia di sản thừa kế. Theo hồ sơ mà ông T. cung cấp, ông bà ngoại của ông đã mất, mẹ của ông là bà Nguyễn Thị Ngọc cũng đã qua đời vào năm 1992. Những người này có để lại ba căn nhà ở phường 14, quận 6 nhưng không để lại di chúc. Ngoài người dì ruột thì còn có ông là con trai duy nhất của mẹ ông cùng được hưởng di sản nhưng người dì đã đồng ý tặng cho toàn bộ phần của bà cho ông T.
Căn cứ vào đó, Phòng Công chứng số 7 đã công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản để ông T. được hưởng thừa kế cả ba căn nhà. Sau đó ông T. đã làm thủ tục đứng tên nhà và chuyển nhượng lại cho người khác.
Vụ việc diễn ra suôn sẻ cho mãi đến gần đây bà Ngọc mới phát hiện được việc làm động trời trên của con trai và gửi đơn tố giác đến Công an quận 6.
Phường không cấp giấy chứng tử cho bà Ngọc
Trong hồ sơ công chứng, ông T. có nộp bản sao giấy chứng tử mang tên bà Ngọc. Bản này do UBND phường 14, quận 6 cấp vào ngày 8-7-2010 ghi thời gian chết của bà Ngọc là ngày 26-2-1992.
Tuy nhiên, UBND phường 14, quận 6 khẳng định mình không hề cấp bản chính cũng như bản sao giấy chứng tử mang tên bà Ngọc. Nơi này đưa ra thông tin: Vào ngày 8-7-2010, UBND phường 14 có cấp bản sao giấy chứng tử cho ông Nguyễn Văn Sớm, chết ngày 26-2-1992. Giấy chứng tử giả của bà Ngọc có nhiều điểm trùng với giấy chứng tử thật của ông Sớm: Trùng ngày tháng năm chết, có cùng số chứng tử và cùng số quyển. Lãnh đạo UBND phường 14 cho biết không bao giờ có việc giấy chứng tử lại trùng số, trùng quyển như vậy.
Phòng Công chứng số 7 đã căn cứ vào bản sao giấy chứng tử này để công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản. Ảnh: ÁI PHƯƠNG
Mới đây, UBND phường 14 đã gửi văn bản đề nghị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận 6 và UBND quận 6 làm rõ vì sao ông T. lại có giấy chứng tử mang tên bà Ngọc.
Tự khai mình là con một, cháu duy nhất
Không những dùng giấy chứng tử giả để hưởng di sản, ông T. còn cố tình gạt anh em của mình ra khỏi danh sách những người được hưởng thừa kế. Bà Ngọc có ba người con nhưng trong tờ tường trình về quan hệ nhân thân, ông T. khai mình là con trai duy nhất. Tờ tường trình này được UBND phường 12, quận 6 (không phải nơi ông T. đăng ký thường trú) chứng thực chữ ký vào ngày 9-9-2010.
Ngoài ra, trong tờ tường trình khác về mối quan hệ nhân thân giữa cháu và ông bà ngoại, ông T. khai mình là cháu duy nhất của ông bà ngoại mình. Ông T. khai ông bà ngoại mình có bảy người con, trong đó mẹ ông T. có ông là con duy nhất, còn lại ai cũng độc thân và đã chết, trừ một người dì còn sống (người này thỏa thuận tặng cho phần thừa kế của mình cho ông T.). Trên thực tế, các dì của ông T. có người lập gia đình, họ cũng sinh con và con của họ vẫn đang còn sống. Nghĩa là ngoài ông T., ông bà ngoại ông còn có nhiều cháu ngoại khác và những người này cũng có quyền hưởng di sản thừa kế theo pháp luật.
Bằng việc khai không đúng về quan hệ nhân thân, ông T. đã biến mình thành con trai duy nhất của mẹ, là cháu ngoại duy nhất của ông bà để “phù phép” hưởng toàn bộ khối di sản của ông bà để lại.
Có dấu hiệu phạm tội
Khi tiếp nhận hồ sơ của ông T., Phòng Công chứng số 7 đã tiến hành niêm yết 30 ngày tại UBND phường 14, quận 6, sau đó mới công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản. Phòng không thể biết ông đã nộp giấy chứng tử và tờ tường trình mối quan hệ nhân thân không đúng sự thật. Do công chứng viên đã làm đúng trình tự, thủ tục nên trong trường hợp này chỉ có tòa án mới có thẩm quyền tuyên hủy văn bản thỏa thuận đó.
Ông NGUYỄN MẠNH CƯỜNG, Trưởng phòng Công chứng số 7 TP.HCM
Ông T. đã có dấu hiệu phạm tội hình sự qua việc làm giả giấy chứng tử, khai man về quan hệ nhân thân nhằm chiếm đoạt di sản thừa kế.
Về mặt dân sự, mẹ ông T. và những người có quyền thừa kế khác có quyền yêu cầu tòa án tuyên hủy văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế và tuyên bố những hợp đồng chuyển nhượng các tài sản trên mà ông T. đã thực hiện là vô hiệu.
Ông PHẠM CÔNG HÙNG, Thẩm phán Tòa Phúc thẩmTAND Tối cao tại TP.HCM
Trước đây, Phòng Công chứng số 2 TP.HCM cũng từng gặp một vụ làm giả giấy chứng tử để làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế của mẹ. Việc khai nhận đang diễn ra theo trình tự thì may là người mẹ phát hiện khi phòng tiến hành niêm yết theo quy định. Phòng này đã trả hồ sơ lại cho đương sự.
|
ÁI PHƯƠNG
Các bản tin khác
- Chương trình phát triển đô thị thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2018 - 2030
- Siết tín dụng bất động sản: Loại bỏ nhà đầu tư "tay không bắt giặc"
- Cam kết lợi nhuận tựa con dao hai lưỡi
- 03/08/2018 1:25 PM Sang tên sổ đỏ khi nhận thừa kế
- Việt Nam sẽ có đô thị thông minh vào 2025
- 'Địa ốc hạng sang Việt Nam còn nhiều tiềm năng phát triển'
- Biến âu thuyền và cảng cá Thọ Quang thành điểm “ngắm cảnh, ăn uống, vui chơi”?
- 15 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 33-NQ/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ (KHÓA IX) Cú hích xây dựng Đà Nẵng đột phá, đáng sống
- Doanh nghiệp Việt Nam-Singapore liên kết hợp tác đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng
- Dự án căn hộ cao cấp: Những hiện tượng lạ trên thị trường
- Bài toán giải quyết rủi ro khi đầu tư thị trường bất động sản nam Đà Nẵng
- Giá đất tái định cư tại một số dự án trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn và Cẩm Lệ
- Phát triển đô thị Đà Nẵng: Hiện đại, bền vững và thân thiện với môi trường
- Sắp có ‘thuốc’ trị tranh chấp tại các chung cư
- Việt Nam có quá ít bất động sản xanh
- Siết lập vi bằng, mua bán nhà bớt rủi ro
- Nhận diện lực đẩy mới của thị trường bất động sản Đà Nẵng
- Chẳng dại gì mang 800 triệu mua đất ngoại thành, chọn chung cư mà ở
- Sốc với ưu đãi chưa từng có tại công viên giải trí nổi tiếng Đà Nẵng
- Ngắm hoàng hôn trên Cầu Vàng – Bà Nà Hills